a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh? b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?

b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?


Đáp án:

a) S + O2 → SO2 (Dựa vào tính khử của S)

SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)

b) Tính khử của SO2

SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích. b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.


Đáp án:

Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2

a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất :

Số mol các chất tham gia ( 1 ) : nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3

Số mol các chất tham gia (2) : nMgCO3 = 20/84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3

Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 (gam). Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :

Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :

Phản ứng ( 1 ) : 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,2 = 8,8 (gam).

Phản ứng (2) : 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm : 44 x 0,24 = 10,56 (gam).

Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ? 


Đáp án:

 Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.

Xem đáp án và giải thích
 Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? S + O2 --t0--> SO2 (1) CaCO3 --t0--> CaO + CO2 (2) 2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3) NH3 + HCl → NH4Cl (4)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

S + O2 --t0--> SO2 (1)

CaCO3 --t0--> CaO + CO2 (2)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)

NH3 + HCl → NH4Cl (4)


Đáp án:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Những phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 --t0--> SO2 (1)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)

Xem đáp án và giải thích
Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO4) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau: X2(SO4)3; H3Y Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X và Y trong số các công thức cho sau đây: XY2 Y2X XY X2Y2 X3Y2 (a) (b) (c) (d) (e)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO4) và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau:

   X2(SO4)3; H3Y

   Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X và Y trong số các công thức cho sau đây:

XY2 Y2X XY X2Y2 X3Y2
(a) (b) (c) (d) (e)

Đáp án:

Trong CT: X2(SO4)nhóm (SO4) có hóa trị II, gọi hóa trị của X là x

Theo quy tắc hóa trị: x.2 = II.3 ⇒ x = III ⇒ X có hóa trị III.

Và trong H3Y biết H có hóa trị I, gọi hóa trị của Y là y

Theo quy tắc hóa trị: I.3 = y.1 ⇒ y = III ⇒ Y có hóa trị III.

CT hợp chất của X và Y là: XaYb

Theo quy tắc hóa trị : III.a = III.y ⇒ x/y = III/III = 1/1

Vậy CT hợp chất X là XY.

⇒ Chọn C

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?


Đáp án:

nFe3O4 = 0,01 mol

Phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 --t0-->  Fe3O4

0,02 ← 0,01(mol)

nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32.0,02 = 0,64g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…