Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?
Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhaỵ hơn. Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẵn màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh sẩm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.
Hãy thực hiện những biến đổi sau:
a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp;
b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.
c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.
d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì
a. 4AgNO3 + 2H2O (dpdd) → 4Ag + 4HNO3 + O2
2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2
b. ZnS, ZnCO3 → Zn
Phương pháp nhiệt luyện :
2ZnS + 3O2 to→ 2ZnO + 2SO2
ZnCO3 to → ZnO + CO2
ZnO + CO → Zn + CO2
Phương pháp điện phân :
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
2ZnSO4 + 2H2O đpdd → 2Zn + 2H2SO4 + O2
c. SnO2 + 2C → Sn + 2CO
d. PbS → Pb
2PbS + 3O2 to→ 2PbO + 2SO2
PbO + C to→ Pb + CO
Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :
a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :
x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2
Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.
b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%
Gọi công thức oxit là: CxHy
⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1
Vậy oxit là: CO
c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%
Gọi công thức là: MnxOy
x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7
Vậy oxit là: Mn2O7
d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%
Gọi công thức của oxit là: PbxOy
x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2
Vậy công thức oxit là: PbO2
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ nhiên liệu tương được 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113700 tấn khí CO2. Trong một ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí CO2 thải vào môi trường là bao nhiêu?
Năm 2000 có 366 ngày.
Vậy trong một ngày, lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:
Ta có:
1,5/366 = 0,004 tấn dầu
113700/366 = 311 tấn CO2
Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).
Lấy mỗi lọ một ít chất rắn đem hòa tan vào nước
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là MgCl2
2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm còn lại.
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là CaCl2
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
+ Còn lại là NaCl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB