Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?


Đáp án:

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol. Các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nồng độ dung dịch glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 0,02M

  • Câu B. 0,20M

  • Câu C. 0,1M

  • Câu D. 0,01M

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan đến phản ứng điều chế anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:


Đáp án:
  • Câu A. 186,0 gam

  • Câu B. 111,6 gam

  • Câu C. 55,8 gam

  • Câu D. 93,0 gam

Xem đáp án và giải thích
 Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng: A → B + CO2 B + H2O → C C + CO2 → A + H2O A + H2O + CO2 → D D to→ A + H2O + CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng:

A → B + CO2

B + H2O → C

C + CO2 → A + H2O

A + H2O + CO2 → D

 A + H2O + CO2


Đáp án:

A: CaCO3
B: CaO
C: Ca(OH)2
D: Ca(HCO3)2

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3  CaO + CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3+ H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 →to CaCO3 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có). a) C6H6. b) CH2 = CH – CH = CH2. c) CH3 – C≡ CH. d) CH3 – CH3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).

a) C6H6.

b) CH2 = CH – CH = CH2.

c) CH3 – C≡ CH.

d) CH3 – CH3.


Đáp án:

Chỉ có chất b) và c) làm mất màu dung dịch brom. Vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự như C2H4 và C2H2.

b) CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH = CH2

c) CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – CBr2 – CHBr2

Hoặc CH3 – C ≡ CH + Br2 → CH3 – CBr = CHBr

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết: a. Khối lượng bột nhôm cần dùng? b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết:

a. Khối lượng bột nhôm cần dùng?

b. Khối lượng của những chất sau phản ứng.


Đáp án:

nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe

a. nAl = 2.nFe2O3 = 0,2 mol ⇒ mAl = 0,1.27 = 5,4 gam

b. Sau phản ứng : mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam; mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…