Ứng dụng của Ca(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều khu vực hiện nay. Để xử lý sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+ , Hg2+ … người ta có thể dùng ?

Đáp án:
  • Câu A. H2SO4

  • Câu B. NaCl

  • Câu C. Ca(OH)2 Đáp án đúng

  • Câu D. HCl

Giải thích:

Chọn C. - Để xử lí nước thải có chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... người ta sử dụng dung dịch kiềm, khi đó phản ứng sẽ xảy ra và hình thành các kết tủa hiđroxit của kim loại nặng, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi. - Lý do sử dụng Ca(OH)2 mà không sử dụng KOH hoặc NaOH vì Ca(OH)2 giá thành rẻ (mua CaO ngoài thị trường sau đó cho tác dụng với H2O thu được Ca(OH)2), dễ sử dụng và phổ biến hơn so với KOH (NaOH).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

    mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về tính chất hóa học của este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết dôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là


Đáp án:
  • Câu A. 29,25%

  • Câu B. 38,76%

  • Câu C. 40,82%

  • Câu D. 34,01%

Xem đáp án và giải thích
Pin điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A. 8,64.

  • Câu B. 6,40.

  • Câu C. 6,48.

  • Câu D. 5,60.

Xem đáp án và giải thích
Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.



Đáp án:

Khí lò cốc là khí sinh ra trong quá trình cốc hoá than đá.

- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là , được dùng làm chất đốt trong đời sống và sản xuất công nghiệp, dùng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ.

- Thành phần chủ yếu của khí lò cốc là  (60%) và CH4 (25%), còn lại là . Cũng như khí thiên nhiên, khí lò cốc đuợc dùng làm chất đốt trong sản xuất công nghiệp, ngoài ra còn dùng để tổng hợp 




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol

X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)

 mX = 24a + 56b +  0,03.116 = 4,4

3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:

mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8 

→ a = 0,015; b = 0,01

→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)

nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol

→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư. 

→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y) 

→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 =>  x = 0,145; y = 0,015

Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết

Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)

nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol

→  nH2O= 0,09 mol

Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g

→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g 

→  C%Mg(NO3)2 = 10,15%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…