Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất tác dụng Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, etyl axetat, axit benzoic, glucozơ, etylamin; alanin. Ở điều kiện thường, số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH)2 là.

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 1,25 gam chất Y thu được 0,896 lít CO2 ở đktc và 0,54 gam H2O. Mặt khác đốt cháy Y cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435 gam kết tủa trắng. Xác định các nguyên tố có trong Y và phần trăm của C ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,25 gam chất Y thu được 0,896 lít CO2 ở đktc và 0,54 gam H2O. Mặt khác đốt cháy Y cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 1,435 gam kết tủa trắng. Xác định các nguyên tố có trong Y và phần trăm của C ?


Đáp án:

mO = 1,25 – (0,04.12 + 0,03.2 + 0,01.35,5) = 0,355 gam

⇒ các chất có trong Y là C, H, O, Cl;

%(m)C = 0,04.12.100%/1,25 = 38,4%

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:

Đáp án:
  • Câu A. NH4HCO3.

  • Câu B. (NH4)2CO3.

  • Câu C. (NH4)2SO3.

  • Câu D. NH4HSO3.

Xem đáp án và giải thích
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là gì?


Đáp án:

X và Y là hai kim loại cùng nhóm A.

Y có nhiều hơn X là 8 hoặc 18 hoặc 32 electron.

Ta có: 2eY + 2eX + nX + nY = 156 (1)

2eY + 2eX - (nX + nY) = 36 (2)

Tính ra eY + eX = 48

Nếu eY - eX = 8 ⇒ eY = 28, eX = 20 (không thuộc 2 chu kì)(loại).

Nếu eY - eX = 18 ⇒ eY = 33, eX = 15

Vậy 2 nguyên tố này là As và P, cùng thuộc nhóm VA và thuộc 2 chu kì (nhận).

Nếu eY - eX = 32 ⇒ eY = 40, eX = 8 (không thuộc 2 chu kì liên tiếp) (loại).

Vậy X là photpho (P).

Xem đáp án và giải thích
Axit HF
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các axit dưới đây, axit nào có khả năng tạo ra muối axit?

Đáp án:
  • Câu A. HF

  • Câu B. HI

  • Câu C. HCl

  • Câu D. HBr

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…