Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.



Đáp án:

Cho lần lượt 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc, chỉ có glucozơ có phản ứng. Từ đó nhận biết được glucozo.
- Nhỏ dung dịch I2 vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột, còn lại là saccarozo.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là


Đáp án:

Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:

H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH

⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val

Xem đáp án và giải thích
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V


Đáp án:

Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol

Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).

 Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    → VNaOH = 1/0,5 = 2 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau: a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.


Đáp án:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

3O2 + 4Al → 2Al2O3 ;

O3 + 2Al → Al2O3

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

H2O  +  CO   ---t0---> H2 + CO2

H2O2   +  CO   ---t0 thường---> H2O  + CO2

H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2 .

Xem đáp án và giải thích
X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X?


Đáp án:

  Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.

    Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :

(14.100)/(R + 16) = 15,05

=> R = 77

=> R là C6H5

Công thức của X là C6H5–NH2.

Xem đáp án và giải thích
Chất tạo kết tủa với Ba(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 1

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…