Tính oxi hóa của ion kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các ion kim loại: K+; Ag+; Fe2+; Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là:

Đáp án:
  • Câu A. Ag+ Đáp án đúng

  • Câu B. Cu2+

  • Câu C. Fe2+

  • Câu D. K+

Giải thích:

Đáp án A. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là: Ag+.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết tường trình 1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo 2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot. 3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.


Đáp án:

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

TN: Điều chế nước Clo bằng cách: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su)

- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dd NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có khí màu nâu đỏ thoát ra sau phản ứng.

Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.

Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2 có màu nâu đỏ

Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt

Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.

Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dd NaBr và I2

Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd hồ tinh bột.

Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.

Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.

Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.

Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.


Đáp án:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tính hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho năng lượng ion hóa nói chung cũng tăng theo.

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng đến hạt nhân tăng, lực liên kết giữa electron lớp ngoài cùng và hạt nhân giảm, do đó năng lượng ion hóa nói chung giảm.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol MgO: a mol, FeO: b mol, Fe2O3: c mol

Ta có: 40a + 72b + 160c = 13,92 (1)

Ta có: nHCl = 0,52 mol

MgO + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

Fe2O3 + 6HCl → 3FeCl3 + 3H2O

=>nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,52 => a + b +3c = 0,26 (2)

Ta có: 0,27 mol X nặng gấp 13,92g X k lần

=>số mol các chất trong 0,27 mol X: MgO: ka, FeO: kb, Fe2O3: kc

=> k(a + b + c) = 0,27 (3)

Ta có: 0,27 mol X tác dụng với H2 dư: nH2O = 4,86 : 18 = 0,27 mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

=>nH2O = k(b + 3c) = 0,27 (4)

Từ (1), (2), (3), (4) => a = 0,08; b = 0,06; c = 0,04; k = 1,5

=>nMgO = 0,12 mol; nFeO = 0,09 mol; nFe2O3 = 0,06 mol

Rắn gồm MgO, Fe

nFe = 0,09 + 2.0,06 = 0,21

=> m rắn = 0,12.40 + 0,21.56 = 16,56

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán hỗn hợp sắt và oxit sắt phản ứng với dung dịch axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 trong Y là


Đáp án:
  • Câu A. 0,54

  • Câu B. 0,78

  • Câu C. 0,50

  • Câu D. 0,44

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?


Đáp án:

nFe = 2. 58/400 = 0,29 mol

    nFeSO4 = x , n = yFe2(SO4)3

    → mdd = 152 x + 400y = 51,76

    nFe = nFeSO4 + 2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29

    → x = 0,13 mol , y = 0,08 mol

    BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3.0,08 = 0,37

    → b = 0,37.98/9,8% = 370g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…