Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 7K, 12Si và 15P.
Khối lượng của:
7K: 7.39 = 273 đvC
12Si: 12.28 = 336 đvC
15P: 15.31 = 465 đvC
Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?
Gọi công thức hóa học của photpho: PxOy
%O = 100% – 43,66% = 56,34%
MPxOy= 31x + 16y = 142 (đvC)
Tỉ lệ khối lượng: 31x/142 = 43,66/100 => x= 2
16y/142 = 56,34/100 => y =5
Vậy công thức hóa học của oxit photpho là P2O5.
Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI.
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI?.
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.
a) Để chứng minh rằng trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, người ta sục khí clo vào dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, nếu có kết tủa màu đen tím tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh thì chứng tỏ trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
b) Để thu được NaCl tinh khiết, người ta sục khí clo dư vào dung dịch NaCl có lẫn tạp chất NaI, lọc kết tủa (hoặc đun nóng iot rắn biến thành hơi) được NaCl tinh khiết trong dung dịch nước lọc.
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (màu đen tím).
Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
Giải
Gọi số mol MgO: a mol, FeO: b mol, Fe2O3: c mol
Ta có: 40a + 72b + 160c = 13,92 (1)
Ta có: nHCl = 0,52 mol
MgO + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe2O3 + 6HCl → 3FeCl3 + 3H2O
=>nHCl = 2a + 2b + 6c = 0,52 => a + b +3c = 0,26 (2)
Ta có: 0,27 mol X nặng gấp 13,92g X k lần
=>số mol các chất trong 0,27 mol X: MgO: ka, FeO: kb, Fe2O3: kc
=> k(a + b + c) = 0,27 (3)
Ta có: 0,27 mol X tác dụng với H2 dư: nH2O = 4,86 : 18 = 0,27 mol
FeO + H2 → Fe + H2O
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
=>nH2O = k(b + 3c) = 0,27 (4)
Từ (1), (2), (3), (4) => a = 0,08; b = 0,06; c = 0,04; k = 1,5
=>nMgO = 0,12 mol; nFeO = 0,09 mol; nFe2O3 = 0,06 mol
Rắn gồm MgO, Fe
nFe = 0,09 + 2.0,06 = 0,21
=> m rắn = 0,12.40 + 0,21.56 = 16,56
Câu A. CH2=CH2.
Câu B. CH2=CH-CN.
Câu C. CH3-CH=CH2.
Câu D. C6H5OH và HCHO.
Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ?
Mùi tanh của cá là do cac amin “lẩn trốn” trong cá gây nên. Khi chiên cá cho thêm 1 ít rượu có tác dụng hòa tan các amin ra khỏi cá, ở nhiệt độ cao các amin này sẽ bay hơi. Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB