Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.
Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là:
Áp dụng công thức: S = 106/500 = 21,2 gam
Trong các chất sau đây:
a) C2H5OH.
b) CH3COOH.
c) CH3CH2CH2OH.
d) CH3CH2COOH.
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).
Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).
Phương trình phản ứng:
Cho 2,7g Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A. Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 5,46g kết tủa. Tính nồng độ của HCl
nAl = 0,1; nNaOH = 0,3
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2
⇒ nNaOH dư = 0,2 mol; nAlO2- = 0,1 mol
nAl(OH)3 = 5,46: 78 = 0,07 ≠ nAlO2-
⇒ TH1: H+ thiếu AlO2- vẫn còn dư
nH+ = nOH-dư + n↓ = 0,2 + 0,07 = 0,27 ⇒ CM HCl = 2,7M
⇒ TH2: tạo Al(OH)3 và bị hòa tan một phần bởi H+
nH+ = nOH-dư + 4nAlO2- - 3n↓ = 0,2 + 4.0,1 – 3.0,07 = 0,39
CM HCl = 3,9M
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Y có CTPT C2H3O2Na => CTCT của Y là CH3COONa
Như vậy X là: CH3COOC2H5
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm
- Tiến hành TN:
+ Lấy vào 2 cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein, khuấy đều.
+ Cốc 1: Cho vào 1 mẩu Na nhỏ
+ Cốc 2: Cho vào 1 mẩu K có cùng kích thước
- Quan sát hiện tượng
+ Cốc 1: Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiêt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
+ Cốc 2: Mẩu K tan nhanh, tỏa rất nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhưng phản ứng nhanh hơn cốc 1.
- Giải thích:
Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần nên tính kim loại của K mạnh hơn tính kim loại của Na dó đó phản ứng của K xảy ra mạnh và nhanh hơn Na.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì
- Tiến hành TN:
+ Rót vào cốc 1 + cốc 2: Mỗi cốc 60ml nước.
+ Rót vào cốc 3: 60ml nước nóng.
+ Nhỏ vào 3 cố, mỗi cốc vài giọt phenolphtalein
+ Cốc 1: Cho tiếp 1 mẩu Na nhỏ
+ Cốc 2, cốc 3: Mỗi cốc cho 1 mẩu Mg nhỏ
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: Giống hiện tượng TN1
Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.
+ Cốc 2: Không có hiện tượng gì
+ Cốc 3: Mẩu Mg tan ít, dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhạt.
- Giải thích:
+ Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần nên tính kim loại của Mg yếu hơn Na
+ Na tan tốt trong nước, Mg không tan trong nước ở điều kiện thường và tan ít trong nước nóng.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Mg + 2H2O -to→ Mg(OH)2 + H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB