Thủy phân lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành :

Đáp án:
  • Câu A. axit béo và glixerol Đáp án đúng

  • Câu B. axit cacboxylic và glixerol

  • Câu C. CO2 và H2O

  • Câu D. NH3, CO2 và H2O

Giải thích:

Chọn A. Quá trình thủy phân chất béo trong cơ thể người xảy ra như sau : (RCOO)3C3H5 + 3NaOH ---t0---> 3RCOONa + C3H5(OH)3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A. c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97g Al và 4,08g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

c) Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hỗn hợp khí B ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a)

Số mol Al: 2,97/27 = 0,11 mol; số mol S: 4,08/32 = 0,1275 mol

                                           2Al   +  3S     --t0--> Al2S3

Trước pu:                            0,11       0,1275             0

Phản ứng:                           0,085       0,1275           0,0425

Sau pu:                               0,025          0                   0,0425

                                       2Al dư + 6HCl      --> 2AlCl3  +  3H2

                                         0,025                                            0,0375

                                       Al2S3        + 6HCl        ---> 2AlCl3        +    3H2S

                                        0,0425                                                           0,1275

b)

Hỗn hợp rắn A: Al2S3 0,0425 mol; Al 0,025 mol

mAl dư = 0,025.27 = 0,675 (gam); mAl2S2 = 0,0425.150 = 6,375 (gam)

c)Từ (2) ⇒ nH2= 0,0375 (mol) ⇒ VH2 = 0,0375.22,4 = 0,84 (lít)

Từ (3) ⇒ nH2S = 0,1275 (mol) ⇒ VH2S = 0,1275.22,4=2,856 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?


Đáp án:

Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol

Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít

Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:

Áp dụng công thức: CM = 0,8M

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là


Đáp án:

nAl= x; nFe = y

⇒ 27x + 56y = mX =13,8 (1)

nH2 = 1,5x + y = 0,45 (2)

⇒Từ (1), (2) => x = 0,2; y = 0,15

⇒ % m Al = 39,13%

Xem đáp án và giải thích
Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người.


Đáp án:

Các chất gây nghiện : cocain (C17H21O4N), amphetanin, rượu (C2H5OH), nicotin (C10H14N2), cafein (C8H10N4O2)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…