Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối


Đáp án:

1. Tính chất hóa học của bazơ.

Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Giải thích: dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo ra kết tủa Fe(OH)3 nâu đỏ.

Phương trình: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl.

Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.

Hiện tượng: Kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam.

Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd trong suốt màu xanh lam.

Phương trình: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.

Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.

2. Tính chất hóa học của muối.

Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.

Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.

Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.

Phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Kết luận: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.

Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra BaSO4 màu trắng không tan.

Phương trình: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới trong đó có 1 muối không tan.

Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa trắng BaSO4.

Phương trình: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới không tan và axit mới.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được 0,1 mol NO2 (sản phảm khửduy nhấ tcủa N+5) và còn 2,2 gam Fe không tan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được 0,1 mol NO2 (sản phảm khửduy nhấ tcủa N+5) và còn 2,2 gam Fe không tan. Giá trị của m là


Đáp án:

Bte: (pư) => nFe (pư) = 0,05 mol

=> mFe = 0,05.56 + 2,2 = 5 gam

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là %?


Đáp án:

mdung dịch giảm = m↓ - (mCO2 + mH2O)

⇒ mCO2 + mH2O = 16,8 gam

Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol

⇒ 44x + 18y = 16,8 (1)

mX = mC + mH = 12x + 2y = 4 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,3; y = 0,2

⇒ %mC = [(0,3.12) / 4]. 100% = 90%

Xem đáp án và giải thích
Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol CaCO3 là nCaCO3 = 3/100 = 0,03 (mol)

CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O (1)

0,03 ⇐ 0,03 (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)

0,04 ⇐ 0,02 (mol)

Số mol CaCO3 kết tủa thêm: nCaCO3 (3) = 0,02 mol.

Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (3)

0,02 ⇐ 0,02 (mol)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO2= a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch. Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng. Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch.

Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng.

Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.





Đáp án:

Thí nghiệm 1: Bọt khí H2 thoát ra ít, Zn bị oxi hóa chậm.

Thí nghiệm 2: Sau khi thêm CuSO4, xảy ra phản ứng Zn khử Cu2+ giải phóng Cu bám trên viên Zn. Bọt khí thoát ra nhiều, do Zn bị ăn mòn điện hóa học.

Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng xảy ra vì Cu không khử được ion H+.

Thí nghiệm 4: Hiện tượng và bản chất của phản ứng tương tự thí nghiệm 2.

 




Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích hỗn hợp A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích hỗn hợp A.


Đáp án:

nAl = 8,1/27 = 0,3 (mol); nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol).

Đặt số mol O2 và Cl2 cần dùng lần lượt là a mol và b mol

Qúa trình nhường electron:

Al0   - 3e  ---> Al3+

0,3       0,9         0,3

Mg - 2e        ----> Mg2+

0,2        0,4                0,2

Qúa trình nhận electron:

O20  + 4e ---> 2O2-

a           4a        2a

Cl20 + 2e       ---> 2Cl-

b           2b              2b

∑ne nhường = (0,9 + 0,4) = 1,3 (mol)

∑ne nhận = (4a + 2b)(mol)

∑ne nhường = ∑e nhận ⇒ 1,3 = 4a + 2b (∗)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mAl + mMg + mO2 + mCl2 = mZ

⇒ mO2 + mCl2 = 32a + 71b = 37,05- ( 8,1 + 4,8) = 24,15 (∗∗)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được: {a = 0,2; b = 0,25)

Thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A

%VO2 = %nO2 = (0,2. 100%)/(0,2 + 0,25) = 44,44%;

%VCl2 = %nCl2 = 100% - 44,44% = 55,56%

Thành phần phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp A

%mO2/A = (6,4/24,15). 100% = 26,5%;

%mCl2/A = (17,75/24,15). 100% = 73,5%.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…