Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat:

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm 1ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc

   + Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút trong nước nóng 65-70oC.

   + Làm lạnh, rót thêm vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.

C2H5OH + CH3COOH -H2SO4, to→ CH3COOC2H5 + H2O

- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.

Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá:

- Tiến hành TN:

   + Cho vào bát sứ 1g mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5ml dd NaOH 40%.

   + Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất

   + Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

   + Để nguội, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.

- Giải thích: đó là muối Na của axit béo, thành phần chính của xà phòng.

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

 

Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2:

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd CuSO4 + 1ml dd NaOH 10%.

   + Lắc nhẹ, gạn lớp dd để giữ kết tủa Cu(OH)2

   + Thêm 2ml dd glucozo 1%, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

   + Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.

C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O

- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.

Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot:

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột

   + Nhỏ tiếp vài giọt dd iot vào ống nghiệm

   + Đun nóng sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh ; đun nóng → mất màu ; để nguội → dd màu xanh trở lại.

- Giải thích: phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dd có màu xanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau : a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch của các chất trong từng dãy sau :

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO


Đáp án:

Tiến hành quá trình nhận biết theo bảng sau :

a. C2H5NH2, C6H5NH2, CH2O[CHOH]4CHO, C2OH-CHOH-CH2OH

Thuốc thử Etylamin Anilin Glucozo Glixerol
Quỳ tím Màu xanh - - -
AgNO3/NH3   - ↓ Ag -
Dd Br2   ↓ trắng    
 

b. CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO

Thuốc thử Metylamin Phenol Axit axetic Andehit axetic
Quỳ tím Màu xanh - Màu đỏ -
Dd Br2 - ↓ trắng   Mất màu nâu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần?



Đáp án:

Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...)

Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện của hợp kim kém hơn kim loại tinh khiết hợp thành.

 




Xem đáp án và giải thích
Cho 12 gam hỗn hợp chứa Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa lượng dư HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12 gam hỗn hợp chứa Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa lượng dư HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

56x + 64x = 12→ x=0,1(mol)

Fe → FeCl2

0,1----0,1

mmuối = 12,7(g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:  A. S a) Có tính oxi hóa B. SO2 b) có tính khử C. H2S c) chất rắn có tính oxi hóa và tính khử D. H2SO4 d) không có tính oxi hóa và tính khử e) chất khí có tính oxi hóa và tính khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp: 

A. S a) Có tính oxi hóa
B. SO2 b) có tính khử
C. H2S c) chất rắn có tính oxi hóa và tính khử
D. H2SO4 d) không có tính oxi hóa và tính khử
  e) chất khí có tính oxi hóa và tính khử.

Đáp án:

A – c;

B – e;

C – b;

D – a;

Xem đáp án và giải thích
Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên

    + Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al

    + 2 kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

    PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:

    + Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe

    + Kim loại nào không tác dụng là Ag.

    PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…