Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7209: 2002) thì hàm lượng chì cho phép đối với đất sử dụng cho mục đích trồng trọt là 70ppm. Khi phân tích 1 mẫu đất nặng 0,5g bằng phương pháp quang phổ, hàm lượng Pb tối đa là bao nhiêu gam thì mẫu đất được phép trồng trọt?
70ppm = 70.10-6g/kg
Lượng chì tối đa đạt mức cho phép trong 0,5g đất là: (70.10-6.0,5)/1000 = 3,5.10-8g
Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trong, được sử dụng làm kính máy bay, kính ôtô, kính chống đạn,....Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp chất nào?
Thủy tinh hữu cơ được tạo thành từ CH2=C(CH3)-COOCH3 (Metyl metacrylat)
Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:
Câu A. CH3-COO-C(CH3)=CH2
Câu B. CH2=CH-CH=CH2
Câu C. CH3-COO-CH=CH2
Câu D. CH2=C(CH3)-COOCH3
X là chất rất cứng, không giòn và trong suốt. X là :
Câu A. thuỷ tinh quang học.
Câu B. thuỷ tinh Pirec.
Câu C. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu D. thuỷ tinh pha lê.
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)
Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)
Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol
Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan.
Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)
Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :
CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)
Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :
1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?
2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?
3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?
4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?
b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.
a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).
2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.
3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.
4. Ống nghiệm D.
b) Phần tính toán :
Theo phương trình hoá học :
124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.
Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :
mCuO = 80x12,4/124 = 8g
Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB