Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?


Đáp án:

- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khử của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

Đáp án:
  • Câu A. Cu

  • Câu B. Mg.

  • Câu C. Fe.

  • Câu D. Al.

Xem đáp án và giải thích
Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?


Đáp án:
  • Câu A. MgCl2

  • Câu B. HClO3

  • Câu C. C6H12O6 (glucozơ)

  • Câu D. Ba(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về số mắc xích trong polime
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cao su buna - N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,.... Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (CH=CH-CH=CH) và acrilonitrin (CH=CH-CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO2 chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là:


Đáp án:
  • Câu A. 4 : 3.

  • Câu B. 3 : 4.

  • Câu C. 5 : 4.

  • Câu D. 1 : 3.

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học: a) Điều chế CuSO4 từ Cu. b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).


Đáp án:

a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4

PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc  --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O

b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là?


Đáp án:

Xét dung dịch X: có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2

Xét chất rắn Z ; khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác ( Cu hoặc Cu và Fe).

Các quá trình nhường e: Fe → Fe2+ + 2e

Các quá trình nhận e: Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết

Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.

Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận

[2. 1,68]/56 = 0,01 + 2a  => a = 0,025 mol

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠2,58. Trường hợp này không xảy ra.

Trường hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.

Gọi số mol sắt đã phản ứng là b.

Bảo toàn e: 2b = 0,01 = 2.0,1x (1)

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0.01 + 64.0,1x + (1,68-56b) = 2,58 (2)

Giải phương trình (1) và (2) ta được: b = 0,0175 và x= 0,125.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…