Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.
Sự trùng hợp | Sự trùng ngưng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn - Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền - Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác. - Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...) - Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng |
Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được là gì?
Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được gồm KCl, KClO3, KOH, H2O.
Khi crackinh hoàn toàn có một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là gì?
MY = 12.2 = 24
BTKL: mX = mY → nX.MX = nY.MY → nX.MX = (3nX).MY
→ MX = 3MY = 3.24 = 72 (C5H12)
Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dung để pha loãng.
b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?
a) Thể tích nước cần dùng để pha loãng.
Khối lượng của 100ml dung dịch axit 98%
100ml × 1,84 g/ml = 184g
Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên: [184.94]/100 = 180,32 g
Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất: [180,32.100]/32 = 901,6 g
Khối lượng nước cần bổ sung vào 100ml dung dịch H2SO4 98% để có được dung dịch 20%: 901,6g – 184g = 717,6g
Vì D của nước là 1 g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.
b) Cách tiến hành khi pha loãng
Khi pha loãng lấy 717,6 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau đó cho từ từ 100ml H2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt..và gây bỏng rất nặng
Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể K2Cr2O7, sau đó cho nước vào và khuấy đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và Y là màu gì?
Trong dung dịch K2Cr2O7 (màu da cam) có cân bằng:
Khi thêm dung dịch KOH vào, OH- trung hòa H+ làm cân bằng chuyển dịch sang phải tạo ra CrO42- có màu vàng
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet