Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tại sao máu chúng ta lại có màu đỏ?


Đáp án:

Trong máu chứa hồng cầu, mà trong hồng cầu chứa huyết sắc tố đó cũng là một nguyên nhân giải thích máu người chúng ta có màu đỏ. Huyết sắc tố chính là Hemoglobin là một protein màu gồm 2 thành phần là nhân hem và globin. Hem là một sắc tố màu đỏ, nó rất quan trọng trong việc vận chuyển oxi trong dòng máu trong cơ thể. Hem chứa một nguyên tử sắt liên kết với oxi, và chính phân tử này đã vận chuyển oxi từ phổi bạn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Mặt khác mắt chúng ta thấy được màu sắc đặc biệt của các chất hóa học dựa trên các bước sóng ánh sáng mà chúng phản xạ. Vì huyết sắc tố liên kết với oxi hấp thụ ánh sáng màu xanh lam nên chúng phản xạ ánh sáng đỏ cam vào mắt của người nhìn, làm xuất hiện màu đỏ. Đó là lý do vì sao khiến máu chuyển sang màu đỏ tươi sáng khi oxi liên kết với sắt, nếu không có oxi máu chúng ta sẽ có màu đỏ đậm hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng bao nhiêu?


Đáp án:

mFe3O4 = mCuO = 11,6 gam ⇒ nFe3O4 = 0,05 mol; nCuO = 0,145 mol

nNO = x mol; nNO2 = y mol

Bảo toàn e ta có: nFe3O4 = 3x + y = 0,05 (1)

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = 3nFe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + nNO + nNO2

0,77 = 3.0,15 + 2.0,145 + x + y ⇒ x + y = 0,03 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,01 mol; y = 0,02 mol

=> M(trung bình) = (0,01.30 + 0,02.46)/(0,01 + 0,02) = 40,67

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố hóa học là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố hóa học là gì?

 

Đáp án:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.


Đáp án:

Gọi khối lượng nguyên tử của M là M.

Số mol HCl: 0,02.0,08 = 0,0016 mol;

Số mol NaOH: 0,00564.0,1 = 0,000564 mol

MCO3     +       2HCl            --->   MCl2      +      CO2           +        H2O (1)

0,000518          0,001036  = 0,0016  - 0,000564 

NaOH        +    HCl dư  ---> NaCl          +   H2O (2)

 0,000564               0,000564 

Từ (2) ⇒ nHCl dư= nNaOH = 0,000564 mol

⇒ nHCl dư(1) = (0,0016 – 0,000564) = 0,001036 mol

Từ (1) ⇒ nMCO3 = 1/2 . nHCl = 0,000518 mol

⇒ 0,000518.(M + 60) = 0,1022

⇒ M = 137 g/mol

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng glucozơ dựa vào phản ứng lên men
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men nước quả nho thu được 100,0 lít rượu vang 100 (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95,0% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml). Giả sử trong nước quả nho có một loại đường là glucozo. Khối lượng glucozo có trong lượng nước quả nho đã dùng là :


Đáp án:
  • Câu A. 19,565 kg

  • Câu B. 16,476 kg

  • Câu C. 15,652 kg

  • Câu D. 20,595 kg

Xem đáp án và giải thích
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: – A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro. – C và D không phản ứng với dung dịch HCl. – B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A. – D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C. Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần). a) B, D, C, A b) D, A, B, C c) B, A, D, C d) A, B, C, D e) C, B, D, A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.

– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.

– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.

– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).

a) B, D, C, A

b) D, A, B, C

c) B, A, D, C

d) A, B, C, D

e) C, B, D, A


Đáp án:

A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C

⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C

Phương án c đúng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…