Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?


Đáp án:

MN2 = 2.14 = 28 g/mol.

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là:

nN2 =5 mol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?


Đáp án:

Ta có tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 nên dB/O2 = 0,5

=> MB = 0,5.MO2 = 0,5 . 32 = 16 g/mol

Mặt khác tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125: dA/B = 2,125

=> MA = 2,125.MB = 2,125.16 = 34 g/mol

Vậy khối lượng mol của khí A là 34 g/mol.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là


Đáp án:

Câu 1.

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là

A.0,896                                    B. 1,120                                 C. 0,672                           D. 0,784

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có : Al (x mol), Zn (y mol)

=>27x +65y = 1,19

BTNT => nAl = 2nAl2(SO4)3 = x mol => nAl2(SO4)3 = 0,5x mol

nZn = nZnSO4 = y mol

=>342.0,5x + 161y = 5,03

Từ 1, 2 => x = 0,02 và y = 0,01

BT e => 2nH2 = 3nAl + 2nZn => nH2 = (3.0,02 + 2.0,01) : 2 = 0,04

=>V(H2) = 0,896 lít

=> Đáp án A

Câu 2.

Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được m gam Cu. Giá trị của m là:

A.9,6                                  B. 19,2                                C. 6,4                            D. 12,8

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nCu = 11,2 : 56 = 0,2 mol

PTHH:

CuSO4    +    Fe → FeSO4 + Cu

                     0,2-----------------0,2 mol

⟹ mFe = 0,2.64 = 12,8 gam

Đáp án D

Câu 3.

Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  1. 2,40 B. 2,16                     C. 1,08                              D. 1,20

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nGlucozơ =  (180.1%) : 180 = 0,01 mol

Glucozơ → 2Ag

0,01 → 0,02 mol

⟹ mAg = 0,02.108 = 2,16 gam

Đáp án B

Câu 4.

Thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

A.8,8                                       B. 7,4                                C. 6,0                                  D. 8,2

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có: n muối = 8,2 : 82 = 0,1 mol

CH3COOCH3 + NaOH  --t0--> CH3COONa + CH3OH

Ta có: m muối = 0,1.74 = 7,4g

=>Đáp án B

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.


Đáp án:

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại :

a) Thành phần các chất trong môi trường (đất, nước, không khí).

b) Thành phần kim loại tạo nên đồ vật.

- Biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

1. Cách li kim loại với môi trường.

Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ lên bề mặt những đồ vật bằng kim loại. Những chất phủ ngoài thường dùng là :

a) Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, men, hợp chất polime

b) Một số kim loại như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc.

2. Dùng hợp kim chống gỉ.

Thí dụ, hợp kim Fe-Cr-Ni, inox.

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với: a) Nước. b) Axit clohiđric. c) Natri hiđroxit. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết: a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong. b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết:

a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong.

b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.





Đáp án:

a) 

Theo phương trình hoá học, tỉ lệ thể tích hơi xăng: oxi = 1 : 9,5.

Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nên tỉ lệ hơi xăng : không khí là

                              =1:47,5

b) Đốt 86 g (1 mol) cần: 9,5 .(1 mol) cần : 9,5.2,4.5 =1064 (lít) không khí.

    Đốt 1 g cần =12,37 (lít) không khí




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…