Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2). Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ ( xem câu c, bài tập 12.2).

   Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.


Đáp án:

Sắt bị gỉ do sắt tiếp xúc với nước và oxi (trong không khí ẩm) nên có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất có màu đỏ nâu.

   Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li : a) Al - Fe ; b) Cu - Fe ; c) Fe - Sn. Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li :

a) Al - Fe ; b) Cu - Fe ; c) Fe - Sn.

Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hoá học.





Đáp án:

a) Al (điện cực âm) bị ăn mòn, Fe (điện cực dương) không bị ăn mòn

Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Cu (điện cực dương) không bị ăn mòn.

Fe (điện cực âm) bị ăn mòn, Sn (điện cực dương) không bị ăn mòn.

Ở những vết sây sát của vật làm bằng sắt tráng kẽm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học.



Xem đáp án và giải thích
Bài toán kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 2,24

  • Câu B. 1,12

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 3,36

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.


Đáp án:

Gọi hóa trị của M là n

Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol

Số mol H2 là: nH2 = 0,4 (mol)

Số mol Cl2 là: nCl2 = 0,55 mol

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24

Vậy M là Mg

nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol

Thành phần % theo khối lượng

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ: a) hai đơn chất, b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất.

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng tạo muối.

a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl

b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3

c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Khẳng định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: C2H2, C6H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

Đáp án:
  • Câu A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.

  • Câu C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

  • Câu D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…