Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X?


Đáp án:

Khối lượng của một mắt xích trong polime X là: M = 35000/560 = 62,5

→ công thức của mắt xích là  (CH2–CHCl) n.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, tỉ khối hơi của X so với không khí là 3,03. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 22 gam X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,25 M (H = 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 29,75 gam chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với axit HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Thành phần % về khối lượng các este trong hỗn hợp X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, tỉ khối hơi của X so với không khí là 3,03. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 22 gam X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,25 M (H = 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 29,75 gam chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với axit HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Thành phần % về khối lượng các este trong hỗn hợp X?


Đáp án:

MX = 88 → C4H8O2

nX = 0,25mol và nKOH = 0,3125 mol → Chất rắn khan gồm RCOOK (0,25mol), KOH dư (0,0625mol)

mrắn = 0,25(R + 83) + 0,0625.56 = 29,75

→ R = 22: CH3- (15) và C2H5- (29)

X gồm CH3COOC2H5 (a) và C2H5COOCH3 (b)

nX = a + b = 0,25

mrắn = 98a + 112b + 0,0625.56 = 29,75

→ a = b = 0,125

→ Mỗi chất 50%.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Xem đáp án và giải thích
Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).

  Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?


Đáp án:

   Trong ba hình trên thì cục than ở bình 1 cháy lâu hơn cục than ở bình 2 và cục than ở bình 2 cháy lâu hơn ở bình 3.

   Vì lượng oxi trong 3 bình là như nhau.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro ( ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro ( ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.


Đáp án:

Gọi R là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n

Phương trình hóa học của phản ứng:

2R g                                                n mol

0,3 g                                           

Theo phương trình hóa học trên, ta có 

2R x 0,0075 = 0,3n   ----> R=20n

Với: n=1 ---> R=20 không có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 (loại)

       n=2 ---->R=40 (Ca)

       n=3 -----> R= 60 (loại)

Kim loại là Ca

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-3821-trang-55-sbt-hoa-hoc-8-a61304.html#ixzz7VIxPjVT0

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…