Phương trình ion rút gọn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S (e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1 Đáp án đúng

Giải thích:

Phương trình ion rút gọn của a: FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S Phương trình ion rút gọn của b: S2- + 2H+ → H2S Phương trình ion rút gọn của c: 2Al3+ +3S2- + 6H2O → 3Al(OH)3 + 3H2S Phương trình ion rút gọn của d: HSO4- + HS- → H2S + SO42- Phương trình ion rút gọn của e: Ba2+ + S2- + 2H+ + SO42- → BaSO4 + H2S Vậy chỉ có b thỏa mãn. Đáp án D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau: - Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh. - Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2. - Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu. - Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom. Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch :

Đáp án:
  • Câu A. metyl amin, lòng trắng trứng, alanin, anilin.

  • Câu B. metyl amin, anilin, lòng trắng trứng, alanin.

  • Câu C. lòng trắng trứng, metyl amin, alanin, anilin.

  • Câu D. metyl amin, lòng trắng trứng, anilin, alanin.

Xem đáp án và giải thích
E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Tìm công thức cấu tạo của E?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Tìm công thức cấu tạo của E?


Đáp án:

Ta có: mNaOH đem dùng = (34,1. 1,1. 10)/100 = 3,751 (gam)

mNaOH phản ứng = (3,751. 100)/(100 + 25) = 3 (gam)

→ ME = 88 gam → R + 44 + R’ = 88 → R + R’ = 44

- Khi R = 1 → R’ = 43 (C3H7) → CTCT (E): HCOOC3H7 (propyl fomiat)

- Khi R = 15 → R’ = 29 → CTCT (E): CH3COOC2H5 (etyl axetat)

Xem đáp án và giải thích
Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là gì?


Đáp án:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử 


Đáp án:

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).

Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17

Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết CO2 và SO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là:

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch Ba(OH)2

  • Câu B. CaO

  • Câu C. Dung dịch NaOH

  • Câu D. Nước brom

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…