Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

  • Câu B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

  • Câu C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. Đáp án đúng

  • Câu D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Giải thích:

Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. =>C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 và tỉ khối của hỗn hợp X so với khí hidro là 25,75. Thể tích của hỗn hợp X (đktc) cần dung để phản ứng vừa đủ với 9,6 gam Cu là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 và tỉ khối của hỗn hợp X so với khí hidro là 25,75. Thể tích của hỗn hợp X (đktc) cần dung để phản ứng vừa đủ với 9,6 gam Cu là:


Đáp án:

Giải

Gọi: Cl2 ( a mol), O2 ( b mol); nCu = 0,15 mol

BT e => 2a + 4b = 0,3

71a + 32b = (a + b).51,5 => 19,5a – 19,5a = 0

=>a = b = 0,05 mol

=> V = (a + b).22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc). a) Viết phương trình hóa học. b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.


Đáp án:

a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) nH2 = 0,15 mol

Theo pt: nFe = nH2 = 0,15 mol → mFe = 0,15. 56 = 8,4 (g)

c) Theo pt: nHCl = 2.nFe = 2 × 0,15 = 0,3 (mol), VHCl = 50ml = 0,05 l

CM(HCl) = n/V = 6

Xem đáp án và giải thích
Chất điện li mạnh có độ điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất điện li mạnh có độ điện li


Đáp án:
  • Câu A. α = 0.

  • Câu B. α = 1.

  • Câu C. α < 1.

  • Câu D. 0 < α < 1.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên

c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu


Đáp án:

a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo

b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên

c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp glucozơ và saccacrozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccacrozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác đun nóng 24,48 gam X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 43,20 gam

  • Câu B. 25,92 gam

  • Câu C. 34,56 gam

  • Câu D. 30,24 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…