Câu A. Vinyl acrilat cùng dãy đồng đẳng với vinyl metacrilat.
Câu B. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong đó có hai muối.
Câu C. Isopropyl fomiat có thể cho được phản ứng tráng gương.
Câu D. Anlyl propionat tác dụng dung dịch NaOH thu được muối và anđehit. Đáp án đúng
Chọn đáp án D A. Vinyl acrilat cùng dãy đồng đẳng với vinyl metacrilat. Đúng B. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong đó có hai muối. Đúng. CH3COOC6H5 + 2NaOH→C6H5ONa + CH3COONa + H2O C. Isopropyl fomat có thể cho được phản ứng tráng gương. Đúng.Vì có nhóm CHO trong phân tử D. Alyl propionat tác dụng dung dịch NaOH thu được muối và anđehit. Sai. C2H5COOCH − CH = CH2 + NaOH→C2H5COONa + HO − CH2 − CH = CH2
Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dd Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,1 0,2 0,2
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x x x
mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x - 24. (0,1 + x) = 0,8 g
→ x = 0,1
→ mMg tan = 0,2. 24 = 4,8 g
Câu A. 8,96
Câu B. 4,48
Câu C. 10,08
Câu D. 6,72
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) trong mỗi ô trống bên cạnh các câu sau:
a) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol.
b) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm COO-.
c) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n≥2.
d) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este.
e) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este.
a) S vì có một số este được điều chế bằng phương pháp điều chế riêng, ví dụ: vinyl axetat.
b) S vì phân tử este không có nhóm COO- (chỉ có RCOO-)
c) Đ
d) Đ
e) S vì axit có thể là axit vô cơ. Câu đúng phải là: "Sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là este."
Tính khối lượng bột nhôm cần dùng trong phòng thí nghiệm để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.
2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3
nAl = nCr = 78 : 52 = 1,5 mol ⇒ mAl = 1,5.27 = 40,5 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
a)
dA/O2 = MA/32 = 1,25
=> MA = 40 (*)
Phương trình phản ứng:
C + O2 -> CO2 (1)
C + CO2 -> 2CO (2)
Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.
Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.
Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.
Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3
=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%
Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.
Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO
MA = (44a + 28(1 - a))/1 = 40 => a = 0,75
Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.
b) Tính m, V:
CO2 + Ca(OH)2 ----------> CaCO3 + H2O
0,06 0,06
Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)
Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).
Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)
BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)
BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet