Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?


Đáp án:

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, este vẫn còn, nổi lên trên bề mặt dung dịch.

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều, este phản ứng hết.Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng


Đáp án:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm

    + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

- Hiện tượng:

Khi chưa đun:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

    + Ống 3: Không có hiện tượng.

- Giải thích

Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Mg + 2H2O     --t0--> Mg(OH)2  + H2

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ

    + Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein

    + Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội

    + Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.

- Hiện tượng: Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt

Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng

- Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg(OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.

Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol, chuyển sang màu hồng

PTHH: MgO + H2O → Mg(OH)2

Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4

- Tiến hành TN:

    + Pha chế các dd CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol

    + Cho vào ống 1: 2ml dd muối CaCl2; ống 2: 2ml dd muối BaCl2

    + Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dd CuSO4

- Hiện tượng:

    + Ống 1: dung dịch có màu xanh lam

    + Ống 2: xuất hiện kết tủa trắng đục

- Giải thích

    + Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh

    + Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng

Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)

PTHH

CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng

Xem đáp án và giải thích
Lên men Glu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lên men m (g) glucose với hiệu suất 80% thu được 44,8 lít khí CO2 (đktc) và V lít C2H5OH 23 độ (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml. Giá trị m và V lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. 144 và 0,32

  • Câu B. 225 và 0,32

  • Câu C. 144 và 0,50

  • Câu D. 225 và 0,50

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng iot có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng iot có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.


Đáp án:

Iot có tính oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn Br2

2Al + 3I2 → 2AlI3

Tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 ;

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Xem đáp án và giải thích
Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH; Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào?


Đáp án:

Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.

PTHH:

ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…