Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các cặp chất sau: (1). Khí Cl2 và khí O2. (2). Khí H2S và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7). Hg và S. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. (9). CuS và dung dịch HCl. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

Đáp án:
  • Câu A. 8 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 10

Giải thích:

(1). Khí Cl2 và khí O2. Không phản ứng (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. 2H2O + 2KMnO4 + 5SO2 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 (2). Khí H2S và khí SO2. 2H2S + SO2 → 2H2O + 3S↓ (7). Hg và S. Hg + S → HgS (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS↓ (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. H2O + NaClO + CO2 → NaHCO3 + HClO (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. Cl2 + 2NaOH → H2O + NaCl + NaClO (9). CuS và dung dịch HCl. Không phản ứng (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a. Có điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán. b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Có điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.

b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.


Đáp án:

a.

Điểm chung: đều có cấu tạo từ các polime.

Khác nhau: về mặt tính chất của các polime.

  • Chất dẻo: polime có tính dẻ.
  • Tơ: polime mảnh, sợi dài, có độ bền nhất định.
  • Cao su: polime có tính đàn hồi.
  • Keo dán: polime có khả nằng kết dính.

b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.

Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?


Đáp án:

Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện.  Tìm X?


Đáp án:

Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.

Cn(H2O)m + nO2 -to→ nCO2 + mH2O (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O (4)

Theo (2): nCO2 (pư) = nCaCO3 = 0,001 mol

Theo (3), (4): nCO2 (pư) = 2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 = 0,002 mol

Tổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,003 mol.

Vì khối lượng dung dịch A tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 0,0815 gam nên ta có:

mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,1815 ⇒ mCO2 + mH2O = 0,1 + 0,1815

⇒ mH2O = 0,1815 - mCO2 = 0,1815 - 0,003.44 = 0,0495 gam ⇒ nH2O = 0,00275 mol

MC2H5OH = MHCOOH = 46 ⇒ Mhh = 46 ⇒ nX = nHCOOH, C2H5OH = 0,0552/46 = 1,2.10-3mol

⇒ MX = 0,4104/1,2.10-3 = 342 gam/mol

Mặt khác X có công thức là Cn(H2O)m nên suy ra :

12n + 18m = 342 ⇒ n = 12; m = 11.

Vậy công thức phân tử của X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch bazo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 500ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với FeCl2 theo PTPƯ: NaOH + FeCl2 ------> NaCl + Fe(OH)2. Tính khối lượng Fe(OH)2 kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 45g

  • Câu B. 90g

  • Câu C. 30g

  • Câu D. 135g

Xem đáp án và giải thích
Có 2 este có đồng phân của nhau và đều do các axit no, đơn chức và rượu no, đơn chức tạo thành. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este nói trên phải dùng vừa hết 12gam NaOH nguyên chất. Tìm công thức phân tử của 2 este?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 este có đồng phân của nhau và đều do các axit no, đơn chức và rượu no, đơn chức tạo thành. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este nói trên phải dùng vừa hết 12gam NaOH nguyên chất. Tìm công thức phân tử của 2 este?


Đáp án:

Các phương trình phản ứng xà phòng hóa 2 este có dạng:

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

R’’COOR’’’ + NaOH → R’’COONa + R’’’OH

Hai este là đồng phân của nhau nên có cùng phân tử khối và có chung công thức tổng quát của este no đơn chức là CnH2nO2

Đặt x và y là mỗi số mol este trong 22,2 gam hỗn hợp

Tỉ lệ mol trong phương trình là 1: 1 nên:

nNaOH = neste = x + y = 0, 3 mol

Mx + My = 22,2 hay M(x + y) = 22,2. Vậy M = 22,2/0,3 = 74

CnH2nO2 = 72 → n = 3. Công thức đơn giản của 2 este là C3H6O2

Có 2 đồng phân là: HCOOC2H5 và CH3COOCH3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…