Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng, dư (c) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dd Na2CO3 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho Cu vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

(a) Chắc chắn có: NH4NO3 → 2H2O + N2O (b) Không chắc vì sản phẩm có thể là NH4NO3. (c) Chắc chắn có: CaOCl2 + 2HCl → Cl2 + H2O + CaCl2 (d) Không có vì Na2CO3 dư: H2O + Na2CO3 + CO2 → 2NaHCO3 (e) Không có: 2H2S + SO2 → 2H2O + 3S (g) Chắc chắn có: H+ + HCO3- → CO2 + H2O (h) Không có phản ứng. (i) Chắc chắn có: 2HCl + Na2CO3 → H2O + 2NaCl + CO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính chất vật lí của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là

Đáp án:
  • Câu A. Tính dẫn điện.

  • Câu B. Ánh kim.

  • Câu C. Khối lượng riêng.

  • Câu D. Tính dẫn nhiệt.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không bị thủy phân?


Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột.

  • Câu B. Fructozơ.

  • Câu C. Xenlulozơ.

  • Câu D. Saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích
Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ 6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2 Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo được 1 mol glucozơ từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2 813kJ

6CO2 + 6H2O + 2 813kJ -ánh sáng→ C6H12O6 + 6O2

Giả sử trong một phút, 1cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucozơ khi có nắng?


Đáp án:

1 phút 1 cây xanh hấp thụ được 0,2.10000 = 2000 (J)

nGlucose cần tạo ra = 0,2 (mol) ⇒ cần năng lượng = 0,2 × 2813 = 562,6 ( kJ)

⇒ thời gian cần thiết = 562,6 × 1000: 2000 = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau: BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:

   BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

   BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

   b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.

   Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.

   Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.

   Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2 ; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2 ; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là gì?


Đáp án:

BTKL: ⇒ mY = MX = 0,1.26. + 0,2.28 + 0,3.2 = 8,8 (gam)

⇒ mY = 11.2 = 22 ⇒ nY = 0,4 mol

Số mol H2 tham gia phản ứng là: nX – nY = (0,1 + 0,2 + 0,3) – 0,4 = 0,2 mol

nH2 (p/ư) + nBr2 = 2nC2H2 + nC2H4 ⇒ nBr2 = 2.0,1 +0,2 - 0,2 = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…