Phản ứng giữa HNO3 và FeO tạo ra khí NO. tổng các hệ số trong phản ứng oxi hóa – khử này bằng?
Câu A. 22 Đáp án đúng
Câu B. 20
Câu C. 18
Câu D. 32
Chọn A. 3FeO+10HNO3→3Fe(NO3)3 +NO+5H2O
1. Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
- Tiến hành TN:
+ Nghiền nhỏ 0,2 - 0,3g đường kính và trộn đều với 1g bột CuO cho vào đáy ống nghiệm khô.
+ Cho tiếp 1g bột CuO để phủ kín ống nghiệm.
+ Đặt 1 mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên của ống nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.
+ Dùng đèn cồn đun nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần chứa hỗn hợp phản ứng.
- Hiện tượng:
+ Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
+ Xuất hiện kết tủa trắng trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2
+ Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.
- Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:
+ Chất hữu cơ + CuO → Cu + CO2 + H2O
+ Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành muối ngậm nước CuSO4.5H2O
⇒ Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.
+ Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3
⇒ Xác nhận có C (cacbon) có trong hợp chất cần nghiên cứu.
- Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.
PTHH: Chất hữu cơ + CuO → Cu + CO2 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
2. Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ
- Tiến hành TN:
a) + Lấy 1 mẩu dây Cu dài 20cm, cuộn thành hình lò xo.
+ Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ.
b) + Nhúng phần lò xo vào trong ống nghiệm có chứa halogen như CHCl3, CCl4, C6H5Br hoặc áp phần lò xo vào vỏ bọc dây điện rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn
+ Quan sát màu ngọn lửa
- Hiện tượng:
a) Đốt nóng lò xo trên ngọn lửa đèn cồn, lò xo cháy với ngọn lửa xanh, đến khi ngọn lửa không còn nhuốm màu xanh lá mạ và khi đó tạo thành lớp CuO màu đen phủ trên bề mặt đoạn dây đồng
- Giải thích: Đốt dây đồng cháy tạo CuO màu đen
PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO
b) Sau khi nhúng lò xo vào ống nghiệm chứa halogen, đốt nóng lò xo cháy cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ.
- Giải thích: Khi đốt nóng hợp chất hữu cơ bị phân hủy, Clo tách dưới dạng HCl. Khi đó HCl đã tác dụng với CuO tạo thành CuCl2, các phân tử CuCl2 phân tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
3. Thí nghiệm 3: Điều chế và thử 1 số tính chất của metan
- Tiến hành TN:
+ Trộn đều natri axetat với vôi tôi xút theo tỉ lệ khối lượng 1:2, cho 4-5g hỗn hợp vừa trộn vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí
+ Lắp dụng cụ như hình:
+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng đèn cồn
a) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dd KMnO4 1%
b) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước brom
c) Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí
d) Đưa 1 mẩu sứ trắng chạm vào ngọn lửa của metan
- Hiện tượng:
a) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO4 không có hiện tượng mất màu.
b) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước brom, không có hiện tượng mất màu.
c) Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa xanh nhạt.
d) Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
- Giải thích:
+ CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng.
+ Đốt CH4 cháy tạo ra CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt, CH4 cháy với ngọn lửa xanh.
PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + H2O (H = -890kJ)
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? Vì sao?
a. 2Al + 3Cl2 --t0--> 2AlCl3
b. 2FeO + C --t0--> 2Fe + CO2↑
c. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
d. CaCO3 --t0--> CaO + CO2↑
e. N2 + O2 --t0--> 2NO
f. 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Phản ứng hóa hợp là phản ứng: a, c, e, f.
Vì chỉ có duy nhất 1 chất được tạo thành sau phản ứng.
Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).
a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
b) Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.
- Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính khối lượng chất kết tủa thu được
a) Xác định công thức phân tử của hợp chất A
nSO2 = 0,06 mol => mS = 1,92g;
nH2O = 0,06 mol => mH = 0,12g;
Như vậy hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H (Do mS + mH = 1,92 + 0,12 = 2,04 =mA)
Đặt công thức phân tử hợp chất là HxSy
Ta có tỉ lệ x : y = nH : nS = 0,12 : 0,06 = 2 : 1
Vậy công thức phân tử của A và là H2S.
b) Phương trình hóa học của phản ứng:
3H2S-2 + H2S+6O4đ --> 4S0 + 4H2O
Do H2S có tính khử và H2SO4 có tính oxi hóa nên chúng có khả năng tác dụng với nhau sinh ra kết tủa vàng là S
nH2S = 2,04/34 = 0,06 mol;
Theo phương trình: nS = 4/3nH2S = 0,08 mol;
mS = 0,08 × 32 = 2,56g.
Trong phân tử anđehit no, đơn chức, mạch hở X có phần trăm khối lượng oxi bằng 27,586%. Xác định công thức phân tử của X?
Ta có: anđehit no, mạch hở, đơn chức có CTPT nên phân tử X có 1 nguyên tử oxi.
M(X) = (16.100) : 27,586 = 58
M(X) = 14n + 30 = 58
=> n = 2
=> C2H5CHO
Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo CH3COONa và C2H5OH:
Câu A. HCOOCH3.
Câu B. CH3COOCH3.
Câu C. HCOOC2H5.
Câu D. CH3COOC2H5.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB