Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Oxit của R có hóa trị III là R2O3
Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng
=> %mR = (2MR/(2MR + 3.16)).100% = 70%
=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)
=> R là nguyên tố Fe.
Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là acid nào?
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
Những phản ứng chứng minh tính khử cửa các ion halogenua tăng theo chiều:
F- < Cl- < Br- < I-.
Ion F- chỉ có thể bị oxi hóa bằng dòng điện.
Ion Cl- bị oxi hóa bởi chất oxi hóa mạnh, ví dụ KMnO4 .
Ion Br- bị oxi hóa bởi Cl2 .
Ion I- bị oxi hóa bởi Br2 .
Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI.
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI?.
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.
a) Để chứng minh rằng trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, người ta sục khí clo vào dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, nếu có kết tủa màu đen tím tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh thì chứng tỏ trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
b) Để thu được NaCl tinh khiết, người ta sục khí clo dư vào dung dịch NaCl có lẫn tạp chất NaI, lọc kết tủa (hoặc đun nóng iot rắn biến thành hơi) được NaCl tinh khiết trong dung dịch nước lọc.
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (màu đen tím).
Hợp chất A có công thức phân tử C4H6Cl2O2. Cho 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch hỗn hợp trong đó có 2 chất hữu cơ gồm ancol etylic và chất hữu cơ X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
Câu A. 9,60g
Câu B. 23,1g
Câu C. 11,4g
Câu D. 21,3g
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau : AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết
a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia ?
b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn.
a. Các trường hợp xảy ra phản ứng
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu
Vai trò của Fe là chất khử : Fe → Fe2+ + 2e
Cu2+, Pb2+ là chất oxi hóa :
Cu2+ + 2e → Cu
Pb2+ + 2e → Pb
b. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet