Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

Đáp án:
  • Câu A. FeO

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Fe2O3 Đáp án đúng

  • Câu D. Fe3O4.

Giải thích:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là Fe2O3. Fe(OH)3 ----t0---> Fe2O3 + H2O => Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 4,4 gam este no, đơn chức X tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,8 gam muối natri. Công thức cấu tạo của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,4 gam este no, đơn chức X tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,8 gam muối natri. Công thức cấu tạo của X là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe304 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Xác định khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe304 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Xác định khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3.



Đáp án:

Sau phản ứng kim loại còn dư, vậy Fe chỉ bị oxi hoá lên Fe2+

Gọi x, y là số mol Fe và Fe3O4 phản ứng, khối lượng rắn phản ứng là

18,5- 1,46= 17,04 (gam).

⟹ 56x + 232y = 17,04 gam   (1)

Ta có phương trình cho - nhận e :

Fe → Fe2+ + 2e                                    Fe304 + 2e → 3Fe +2

 x →   x   →   2x mol                              y →       2y  → 3y (mol)

 

                                                            N+5+ 3e → N+2

                                                                    0,3 ← 0,1 (mol)

Áp dụng ĐLBTĐT, ta có : 2x = 2y + 0,3       (2)

Từ (1) và (2), giải hệ ta có : x = 0,18; y = 0,03

Vậy muối thu được là Fe(NO3)2 : (x + 3y) = 0,27 mol ⟹ m = 48,6 g

Số mol HNO3 phản ứng = 2.nFe(NO3 )2 +nN0 = 2.0,27 + 0,1 = 0,64 mol

⟹ CM(HNO3) = 3,2 (M).




Xem đáp án và giải thích
Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để điều chế kali clorat với giá thành hạ, người ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh?


Đáp án:

Các phản ứng xảy ra:

6Cl2 6Ca(OH)2 t∘  Ca(ClO3)2   +    5CaCl2    +    6H2O

Ca(ClO3)2   +   2KCl →(làm lnh)   CaCl2       +        2KClO3

KClO3có độ tan nhỏ hơn CaCl2 nên kết tinh.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2. Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);

Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.

Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.


Đáp án:

Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].

+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)

=> %H =  [ 4,28.10 -3   : 0,1].100% = 4,28%

+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)

 => %H =  [ 1,06.10-2   : 0,1].100% = 10,6%

H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%

Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.

Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?


Đáp án:

300 gam nước có thể hòa tan tối đa 3.200 = 600 gam đường nên lấy 600 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa.

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 600 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…