Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?


Đáp án:

Không dùng nước là vì xăng dầu không tan trong nước, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dày hoặc phủ lớp cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa và không khí - đó là một trong hai điều kiện dập tắt đám cháy.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
Cho các cụm từ: hợp chất hữu cơ tạp chức; có nhiều nhóm OH; dung dịch màu xanh lam; hợp chất hữu cơ đa chức; Cn(H2O)m; poliancol; Cn(H2O)n; phức bạc amoniac; polime. Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành .....(1)........ , chứng tỏ trong phân tử glucozơ.....(2)...... kề nhau. Fructozơ tác dụng với hiđro cho....(3)......, bị oxi hoá bởi.....(4)......trong môi trường kiềm. Cacbohiđrat là những.....(5)........và đa số chúng có công thức chung là......(6)........
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các cụm từ: hợp chất hữu cơ tạp chức; có nhiều nhóm OH; dung dịch màu xanh lam; hợp chất hữu cơ đa chức; Cn(H2O)m; poliancol; Cn(H2O)n; phức bạc amoniac; polime.

Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành .....(1)........ , chứng tỏ trong phân tử glucozơ.....(2)...... kề nhau.

Fructozơ tác dụng với hiđro cho....(3)......, bị oxi hoá bởi.....(4)......trong môi trường kiềm.

Cacbohiđrat là những.....(5)........và đa số chúng có công thức chung là......(6)........





Đáp án:

(1) dung dịch màu xanh lam ;

(2) có nhiều nhóm OH;

(3) poliancol ;

(4) phức bạc amoniac ;

(5) hợp chất hữu cơ tạp chức ;

(6) 



Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-11-sach-bai-tap-sbt-hoa-12-nang-cao-c109a17550.html#ixzz7TPb6X2wE

Xem đáp án và giải thích
Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.


Đáp án:

nH2 = 0,15 mol

Ta thấy Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học ⇒ Cu không tác dụng với axit HCl.

PTHH: Fe + HCl → FeCl2 + H2

        0,15 mol ←                 0,15 mol

⇒ mFe = nFe.MFe=0,15.56=8,4g

%Fe = (8,4/10).100% = 84%

⇒ %Cu = 100% - 84% = 16%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy các chất đều cho được phản ứng thủy phân là.

Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ, triolein, amilozơ, xenlulozơ.

  • Câu B. amilopectin, xenlulozơ, glucozơ, protein.

  • Câu C. triolein, amilozơ, fructozơ, protein.

  • Câu D. amilozơ, saccarozơ, protein, fructozơ.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?


Đáp án:

Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

Ca(OH)2  +  CO2  => CaCO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…