Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là


Đáp án:
  • Câu A. Năng lượng mặt trời.

  • Câu B. Năng lượng thủy điện.

  • Câu C. Năng lượng gió.

  • Câu D. Năng lượng hạt nhân. Đáp án đúng

Giải thích:

Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để chế tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là năng lượng hạt nhân.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách: a) Tạo ra oxi và kali clorua; b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua. - Viết các phương trình hóa học. - Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:

a) Tạo ra oxi và kali clorua;

b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.

- Viết các phương trình hóa học.

- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.


Đáp án:

Phản ứng hóa học xảy ra:

Phương trình hóa học:

2KClO3    -to→    2KCl    +    3O2 (a)

  x        →               x

4KClO3    -to→    3KClO4    +    KCl (b)

  y           →                                   0,25y

Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.

Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol

nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol

Theo đề bài, ta có:

(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%

Xem đáp án và giải thích
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dich H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dich H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là


Đáp án:

Ta thấy chỉ có Fe tan trong H2SO4 loãng

=> nFe = nH2 = 0,1 mol => mCu = 10 - mFe = 4,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?


Đáp án:

 Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình:

CaCO3  +  CO2  + H2O → Ca(HCO3)2

Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:

Ca(HCO3)2 → CaCO3  +  CO2  + H2O

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng

Xem đáp án và giải thích
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p . a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R. b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố. c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p .

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.

b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố.

c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?


Đáp án:

a) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R: 1s12s22p63s1.

b) R thuộc chu kì 3, nhóm IA, là nguyên tố natri.

c) Đó là nguyên tố kim loại điển hình.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?


Đáp án:

nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

- Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

- Các phản ứng xảy ra là:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

0,1 ← 0,4 →        0,1

Fe (dư) + 2Fe3+ → 3Fe2+

0,02 →     0,04

Cu + 2Fe3+(dư) → Cu2+ + 2Fe2+

0,03 ← 0,06

→ mCu = 0,03. 64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…