Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?
Sự phân bố electron trên các lớp là 2/8/8/1.
Trong lớp thứ 3, electron điền vào phân lớp 3s và 3p (chưa điền vào phân lớp 3d). Sau đó electron điền tiếp vào phân lớp 4s.
Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là 1.
Có hỗn hợp bột kim loại Fe, Ag, Cu. Dùng những phản ứng hoá học nào có thể chứng minh được trong hỗn hợp có mặt những kim loại trên?
- Ngâm hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch HCl hoặc dung dịch loãng nhận thấy một phần hỗn hợp bị hoà tan, đồng thời có bọt khí thoát ra, chứng tỏ hỗn hợp có Fe.
- Cho chất rắn không tan trong dung dich HCl (Ag, Cu) tác dụng với dung dịch đặc, nóng.
(1)
(2)
Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được sau các phản ứng (1) và (2), thấy có kết tủa AgCl chứng tỏ có Ag. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc cho tác dụng với dung dịch NaOH, thấy có kết tủa chứng tỏ có Cu.
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại
b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M
Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)
PTHH:
Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)
⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K
Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
b.
Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)
VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml
m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết
a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia?
b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn
a. Các trường hợp xảy ra phản ứng
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu
Vai trò của Fe là chất khử: Fe → Fe2+ + 2e
Cu2+, Pb2+ là chất oxi hóa:
Cu2+ + 2e → Cu
Pb2+ + 2e → Pb
b. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb
Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl thu 1 gam khí H2. Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
nmuối = nH2 = 1/2 = 0,5 mol
Khối lượng muối = m(kim loại) + m(gốc clorua) = 20,0 + 71. 0,5 = 55,5 (g)
Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: ls22s22p63s23p63d54s1
Hãy xác định:
a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.
a) Cấu hình e của X: ls22s22p63s23p63d54s1
X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
b) X là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất đối với X của oxi là 6. Công thức oxit cao nhất: XO3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet