Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?


Đáp án:

nO2 = 1,5 mol

C + O2 --t0--> CO2

1,5 ←1,5 (mol)

⇒ mC = 1,5.12 = 18g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ bao nhiêu?


Đáp án:

AlCl3 (a) + 3NaOH (3a) → Al(OH)3↓ (a mol) + 3NaCl

Al(OH)3 (a) + NaOH (a mol) → NaAlO2 + 2H2O

Nếu số mol NaOH ≥ 4a thì kết tủa tan hết.

Do đó để có kết tủa thì nNaOH < 4a hay b < 4a → a: b > 1: 4.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 


Đáp án:

Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)

AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X trong HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X trong HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m:


Đáp án:

Giải

Quy đổi X: Fe (x mol), O (y mol)

Ta có: nNO2 = 4,368 : 22,4 = 0,195 mol

BTKL ta có: 56x + 16y = 10,44 gam (1)

BT e ta có : 3nFe = 2nO + nNO2

=>3x = 2y + 0,195

=>3x – 2y = 0,195 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,15 mol và y = 0,1275 mol

BTNT Fe, ta có : nFe2O3= 0,5nFe = 0,5.0,15 = 0,075 mol

=>mFe2O3 = 160.0,075 = 12 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau: a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.


Đáp án:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

3O2 + 4Al → 2Al2O3 ;

O3 + 2Al → Al2O3

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

H2O  +  CO   ---t0---> H2 + CO2

H2O2   +  CO   ---t0 thường---> H2O  + CO2

H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2 .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…