Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.


Đáp án:

Theo định luật bảo toàn khối lượng có:

mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ nCO2:nH2O=1:1. Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: poli(vinyl clorua); polietilen; tinh bột; protein? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ nCO2:nH2O=1:1. Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: poli(vinyl clorua); polietilen; tinh bột; protein? Tại sao?



Đáp án:

Khi đốt cháy một loại polime cho số mol  bằng số mol  thì polime đó là polietilen.

- Protein, poli(vinyl clorua) khi đốt cháy sẽ cho các sản phẩm khác ngoài 

Tinh bột đốt cháy cho số mol CO2 và số mol H2O không bằng nhau.




Xem đáp án và giải thích
Dung dịch chưa bão hòa là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dung dịch chưa bão hòa là gì?


Đáp án:

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. a) Hãy viết các phương trình hóa học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol

a) Phương trình phản ứng:

Fe + S → FeS (1)

Theo pt: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol

nFeS = nS = 0,05 mol

Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (3)

b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:

nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol

VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít.

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được


Đáp án:

CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2màu vàng + 2NaCl   (1)

0,2 →    0,4 mol

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3   (2)

0,2 mol →                            0,2 mol

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O   (3)

0,1 mol ←   0,1 mol

nNaOH (1) = 2. nCrCl2 = 2. 0,2 = 0,4 mol

nNaOH (3) = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Theo (2): nCr(OH)3 = nCr(OH)2 = 0,2 mol

nCr(OH)3 còn lại sau phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

mkết tủa = 0,1. 103 = 10,3 g

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không bị thủy phân?


Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột.

  • Câu B. Fructozơ.

  • Câu C. Xenlulozơ.

  • Câu D. Saccarozơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…