Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?


Đáp án:

Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3

AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion

Ta có phương trình  ion:

Ag + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl + NO3- + Na+

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:

Ag + Cl- → AgCl ↓

Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước, sau phản ứng:

Thí dụ 2: Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion.

Ta có phương trình hóa học.

2Na+ SO3 2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập nhận biết ion nitrat trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH

  • Câu C. Dung dịch BaCl2.

  • Câu D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.


Đáp án:

Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:

H2(k) + F2(k) → 2HF(k) (phản ứng nổ ngay ở nhiệt độ rất thấp -252oC).

H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) (chiếu sáng).

3F2 + 2Au → 2AuF3 (Ở điều kiện thường).

Cl2 + Au → không phản ứng ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học. b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng

a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.

b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học


Đáp án:

a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.

b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.

Thí dụ :

CuCO3 to→ CuO + CO2

CaCO3 to→ CaO + CO2

MgCO3 to→ MgO + CO2

Xem đáp án và giải thích
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.


Đáp án:

nMnO2 = 0,8 mol

VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.

Phương trình phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2

→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2

Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.

CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.

Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.

CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học của Cr(OH)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cr(OH)3 không phản ứng với ?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NH3

  • Câu B. Dung dịch H2SO4 loãng

  • Câu C. Dung dịch brom trong NaOH

  • Câu D. Dung dịch KOH dư.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…