Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Xác định kim loại R?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Xác định kim loại R?


Đáp án:

Gọi công thức của oxit là RO (vì R có hóa trị II)

nH2 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

RO + H2 --t0--> R + H2O

0,1 ← 0,1 (mol)

Khối lượng của oxit: mRO = nRO.MRO = 0,1.(MR +16) = 8 gam

→ MR +16 = 80 → MR = 64 (g/mol).

Vậy kim loại cần tìm là đồng (kí hiệu hóa học: Cu).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi. -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc). -     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan. Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18 gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 và một kim loại R hoá trị II không đổi.

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thấy thoát ra 8,96 lít H2 (đktc).

-     Nếu cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 2M thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc) và lượng NaOH tối đa cho phản ứng là 200 ml, ngoài ra còn một phần chất rắn không tan.

Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng Al203 trong hỗn hợp.

 


Đáp án:

Gọi a, b, c lần lượt là số mol của Al, Al2O3 và R.

Do thể tích 2 khí thoát ra khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và NaOH khác nhau nên R đứng trước H2 (trong dãy điện hoá) nhưng không tác dụng với NaOH.

Khi tác dụng với dung dịch H2SOloãng 

⟹ 1,5a + c = 0,4   (1)

Khi tác dụng với dung dịch NaOH :

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAl02 + 3H2

Al203 + 2NaOH → 2NaAl02 + H20

nH2 = 1,5a = 0,3             (2)

nNaOH =a + 2b = 0,4

Từ (1) và (2) → a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol và c = 0,1 mol.

Vậy mhh = 27.0,2 + 102.0,1 + R.0,1 = 18 ⟹ R = 24 (Mg).

⟹ % Al2O3= 56,7%




Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a. Fe2(SO4)3 + NaOH b. NH4Cl + AgNO3 c. NaF + HCl d. MgCl2 + KNO3 e. FeS (r) + 2HCl g. HClO + KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a. Fe2(SO4)3 + NaOH

b. NH4Cl + AgNO3

c. NaF + HCl

d. MgCl2 + KNO3

e. FeS (r) + 2HCl

g. HClO + KOH


Đáp án:

a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3 Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓

b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓

   Ag+ + Cl- → AgCl ↓

c. NaF + HCl → NaCl + HF

    H+ + F+ → HF

d. MgCl2 + KNO3 → Không có phản ứng

e. FeS (r) +2HCl → FeCl+ H2S ↑

    FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S ↑

g. HClO +KOH → KClO + H2O

    HClO + OH- → H2O + ClO-

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh thề hiện tính khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) S + O2 → (t0) SO2; (b) S + 3F2 (t0)→ SF6; (c) S + Hg → HgS; (d) S + 6HNO3 đặc (t0)→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

 

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

- Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3-

- Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

- Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,36,lít hỗ hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗ hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A.


Đáp án:

nA = 0,15 mol; nCO2 = 0,2 mol

Gọi số mol của metan và etan lần lượt là x và y (mol)

Phương trình phản ứng:

Vậy thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp A là:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…