Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.



Đáp án:

Mục đích là bảo vệ các ống thép bằng phương pháp điện hoá. Các lá Zn hoặc Al là cực âm, chúng bị ăn mòn. Ống thép là cực dương, không bị ăn mòn điện hoá học.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.



Đáp án:

- Mẩu phenol hầu như không đổi vì phenol rất ít tan trong nước ở điều kiện thường.

- Khi thêm dd natri hiđroxit, phenol “ tan” là do đã phản ứng với natri hiđroxit tạo ra muối natri phenolat tan trong nước :

 

-Khi cho khí cacbonic sục vào dd thấy vẩn đục là do phản ứng :

 

Phenol là một axit rất yếu, nó bị axit cacbonic ( cũng là một axit yếu) đẩy ra khỏi dd muối




Xem đáp án và giải thích
Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên



Đáp án:

Nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Nilon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.




Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2 . Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2 . Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.


Đáp án:

B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.

B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na

Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl

Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4

Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3

Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4

B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3

Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3

Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2

Xem đáp án và giải thích
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.

Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.

Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :

C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr

Fructozơ không làm mất màu nước brom.



Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…