Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 2- brompentan Đáp án đúng

  • Câu B. 1-brompentan

  • Câu C. 1,3 – đibrompentan

  • Câu D. 2,3 – đibrompentan

Giải thích:

Đáp án A

Sản phẩm chính khi cho pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 là:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và dd AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là:


Đáp án:
  • Câu A. HOC – CH2 – CH2OH

  • Câu B. H – COO – C2H5

  • Câu C. CH3 – COO – CH3

  • Câu D. C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích
Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe2O3 và dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và khí NO (duy nhất). Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m chất rắn. Tìm m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe2O3 và dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A và khí NO (duy nhất). Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m chất rắn. Tìm m.


Đáp án:

Bảo toàn nguyên tử Fe.

nFe2O3=1/2 nFe trong hỗn hợp=1/2. (0,4 + 0,1. 2) = 0,3 (mol)

mFe2O3 = 0,3 .160 = 48 g

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi. a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại. d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2. e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.

a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.

e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.


Đáp án:

a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.

Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].

Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3

NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3

e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].

Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra

2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.


Đáp án:

Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1. 1 = 0,1 (mol)

Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 0,025 mol

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1)

0,1(mol)                0,1(mol)

2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O (2)

0,05(mol)

2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O (3)

0,05(mol)           0,025(mol)

Theo pt(3) ta thấy nAl(OH)3 = 2. nAl2O3 = 2. 0,025 = 0,05 (mol)

Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol) Al(OH)3 đã bị hòa tan ở pt (2)

Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)

Nồng độ mol/l C(M(NaOH)) = 0,35/0,2 = 1,75M

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2 b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trình bày phương pháp hoá học

a. Phân biệt các bình đựng khí riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2

b. Tách riêng khí metan từ hỗn hợp với lượng nhỏ các chất C2H4, C2H2.


Đáp án:

a. Lấy các mẫu khí nhỏ từ các bình đừng khí và đánh số theo thứ tự.

- Cho tàn đóm qua các mẫu khí, mẫu nào làm tàn đóm bùng cháy thì đó là O2.

- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu khí nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa vàng thì đó là C2H2.

   CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

- Lần lượt dẫn các mẫu khí còn lại qua dung dịch brôm, khí nào làm nhạt màu dung dịch brôm thì đó là C2H4.

   CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

- Đốt cháy hai mẫu khí còn lại, dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, nếu xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CH4

   2H2 + O2 → 2H2O

   CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

   CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

- Khí còn lại là H2

b. Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 sẽ tác dụng hết với dung dịch Br2, khí đi ra là metan.

   CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

   CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không màu)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…