Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?


Đáp án:

6CO2 + 5H2O → C6H10O5 + 6O2

Ta có: n(tinh bột) = 500/162

=> n(CO2) = (6.500) : 162 = 18,5184 mol

=> V(không khí) = (18,5184.22,4.100) : 0,03 = 138271 lít = 1382,71 m3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết tổng hợp về amino axit, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhận xét nào sau đây không đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

  • Câu B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit.

  • Câu C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím

  • Câu D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các este mạch hở có công thức phân tử C3H6O2,C4H6O2được tạo ra từ ancol và axit thích hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các este mạch hở có công thức phân tử được tạo ra từ ancol và axit thích hợp.



Đáp án:

Este C3H6O2 phải là este no, đơn chức ứng với các công thức cấu tạo:

HCOOC2H5 (etyl fomat); CH3COOCH3 (metyl axetat)

Este C4H6O2 phải là este không no, đơn chức. Các este tạo ra từ ancol và axit gồm các đồng phân có công thúc cấu tạo

CH2=CHCOOCH3 (metyl acrylat) ; HCOOCH2CH=CH2 (anlyl fomat)



Xem đáp án và giải thích
Viết tường trình 1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo 2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot. 3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.


Đáp án:

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo

TN: Điều chế nước Clo bằng cách: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc. Khí thu được dẫn vào ống nghiệm có sẵn khoảng 5ml nước cất (đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su)

- Rót vào 1 ống nghiệm khác khoảng 1ml dd NaBr, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước clo mới điều chế được.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có khí màu nâu đỏ thoát ra sau phản ứng.

Phương trình phản ứng: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.

Giải thích: Cl2 đã oxi hóa NaBr và thu được Br2 có màu nâu đỏ

Kết luận: Tính oxi hóa Cl2 > Br2.

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot.

Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu cam nhạt

Phương trình phản ứng: 2NaI + Br2 → 2NaBr + I2.

Giải thích: Br2 đã oxi hóa NaI tạo ra dd NaBr và I2

Kết luận: Tính oxi hóa Br2 > I2.

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dd hồ tinh bột.

Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.

Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh. Khi đun nóng → màu xanh biến mất. Để nguội màu xanh hiện ra.

Giải thích: Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.

Vì tinh bột có cấu dạng hình xoăn ốc, các phân tử I2 bị giữ trong ống này tạo phức màu xanh. Khi đun nóng cấu trang xoắn ốc bị phá hủy, các phân tử hồ tinh bột và iot tách nhau nên mất màu xanh, để nguội lại tái tạo dạng ống nên màu xanh xuất hiện trở lại.

 

Xem đáp án và giải thích
Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là gì?
- Tự luận
Câu hỏi:

Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là gì?


Đáp án:

Vật liệu được dùng để chế tạo ruột bút chì là than chì.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑

Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…