Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?
Gọi CTPT của A là: CxHyOz
CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2 → x CO2 + y/2 H2O
Theo đề bài ta có:
32. (x + y/4 + z/2) = 8. 16z => 4x + y = 18z (1)
44x/9y = 22/9 => y = 2x (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 3z
⇒x : y : z = 3z : 6z : z = 3 : 6 : 1 ⇒ CTĐG: C3H6O
Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H8O2.
- Định nghĩa axit cacboxylic : là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.
((1): Nguyên tử cacbon này có thẻ của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -COOH khác.)
Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. Phân tử axit có dạng HAl02.H20. Hãy viết các phương trình hoá học dưới dạng ion rút gọn thể hiện tính lưỡng tính của nó.
Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O
HA102.H2O + O Al + 2H2O
Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là
Câu A. 16,5
Câu B. 17,5
Câu C. 14,5
Câu D. 15,5
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol
Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52
⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)
Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol
Nồng độ dung dịch AgNO3: CM = n/V = 1M
Có những chất sau : Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.
- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng không tác dụng với Cu;
- Dung dịch HCl, H2SO4 loãng đều tác dụng với kim loại (Zn), oxit bazơ (MgO), bazơ (NaOH) và muối (Na2CO3).
Phương trình hóa học của HCl:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
Phương trình hóa học của H2SO4:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2↑
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB