Câu A. 51,35%.
Câu B. 75,68%. Đáp án đúng
Câu C. 24,32%.
Câu D. 48,65%.
Chọn B. - Xét hỗn hợp khí X ta có: nCl2 + nO2 = 0,175 và 71nCl2 + 32nO2 = 15,05 - 5,55 ;=> nCl2 = 0,1 mol và nO2 = 0,075 mol. - Ta có hệ sau: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2 = 0,5 và 24nMg + 27nAl = 5,55. => nMg = 0,175 mol và nAl = 0,05 mol. => %mMg = 75,68%.
Trong số các hợp chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất:
a) Khí amoniac tạo nên từ N và H.
b) Photpho đỏ tạo nên từ P.
c) Axit clohiđric tạo nên từ H và Cl.
d) Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C và O.
e) Glucozơ tạo nên từ C H và O.
f) Kim loại magie tạo nên từ Mg.
a) Khí NH3: hợp chất vì được tạo từ 2 nguyên tố nitơ và hidro
b) Phôtpho(P): đơn chất vì được tạo từ 1 nguyên tố photpho
c) Axit clohiđric: hợp chất vì được tạo từ 2 nguyên tố Cl và
d) Canxi cacbonat: hợp chất vì được tạo từ 3 nguyên tố Ca, C và O
e) Glucozơ: hợp chất vì được tạo từ 3 nguyên tố C,H và O
f) Magie (Mg) : đơn chất vì tạo từ 1 nguyên tố Mg
Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần?
Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...)
Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện của hợp kim kém hơn kim loại tinh khiết hợp thành.
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ)
c) Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu)
X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỷ lệ số mol nX: nY = 1:3 vói 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. Tìm m?
Gọi số mol X và Y lần lượt là a và 3a.
Hay 316a+273.3a+0,78.40 = 94,98+18.4a
⇒ a = 0,06 ⇒ m = 68,1(gam)
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.
B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na
Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl
Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4
Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4
B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3
Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3
Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả
BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB