Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phảm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch Y. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y và giá trị V là:
Giải
Gọi số mol của NO: x mol; NO2: y mol
Ta có: x + y = 8,064 : 22,4 = 0,36 mol (1)
30x + 46y = 21.2.0,36 = 15,12 (2)
Từ (1), (2) => x = 0,09 mol, y = 0,27 mol
Gọi số mol của Cu : a mol, Fe: b mol
Ta có : 64a + 56b = 13,28 (*)
BT e : 2a + 3b = 3.0,09 + 0,27 = 0,54 (**)
Từ (*), (**) => a = 0,12 mol ; b = 0,1 mol
=>nCu = nCu(NO3)2 = 0,12 mol ; nFe = nFe(NO3)3 = 0,1 mol
=>m (rắn) = 188.0,12 + 0,1.242 = 46,76 gam
Ta có nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO + nNO2
= 2.0,12 + 3.0,1 + 0,09 + 0,27 = 0,9 mol
=>V = 0,9 : 0,5 = 1,8 lít
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Áp dụng ĐLBT electron, ta có: necho=nenhận Û n.nkim loại = 8nNH4NO3 + 10nN2 + 8nN2O + 3nNO + nNO2
Bảo toàn nguyên tố nitơ rút ra:
+ nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3
+ nNO3- tạo muối = =
Nếu hỗn hợp ban đầu có thêm oxit kim loại tham gia phản ứng thì: 2H+ + O trong oxit ---> H2O
=> nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 + 2nO trong oxit
m muối = m KLpư + mNO3- + mNH4NO3
Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:
Câu A. 32,96.
Câu B. 9,92.
Câu C. 30,72.
Câu D. 15,68.
Tại sao SO2 được dùng tẩy trắng bột giấy?
SO2 tác dụng với các chất hữu cơ có màu tạo ra các chất không màu nên nó tẩy trắng được bột giấy
Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?
nCu(NO3)2 = 0,3 mol = nCu ; nPb(NO3)2 = 0,1 mol = nPb
Các phương trình hóa học
Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)
Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)
Theo (1) 1 mol Zn (65gam) → l mol Cu khối lượng giảm 65 - 64 = 1 gam
0,3 mol Cu tạo ra khối lượng giảm 0,3 gam.
Theo (2) 1 mol Zn (65gam) 1 mol Pb khối lượng tăng 207 - 65 = 142 gam
0,1 mol Pb tạo ra khối lượng tăng 14,2 gam
⇒ Khối lượng lá kẽm sau phản ứng 100 - 0,3 + 14,2 = 113,9 gam.
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.
Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.
Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Tinh bột + Nước → Mantozo
Mantozo + Nước → Glucozo
Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.
Ghép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.
a) Đáng lẽ nói những ... loại này, những ... loại kia, thì trong hóa học nói ... hóa học này ... hóa học kia.
b) Những nguyên tử có cùng ... trong hạt nhân đều là ... cùng loại, thuộc cùng một ... hóa học.
a) Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì trong hóa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.
b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet