Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH


Đáp án:

Đổi 250 ml = 0,25 lít

nKOH = 0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch KOH là:

Áp dụng công thức: CM =0,4M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các chất tác dụng với muối FeCl3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?

Đáp án:
  • Câu A. Ag

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Ca

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 


Đáp án:

mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g

nO = 0,8/16 = 0,05 mol

nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol

=> V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại sau : kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt. a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ. b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các kim loại sau :

kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt.

a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là : natri.

Thí dụ : Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là : đồng.

Thí dụ : Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 anken A1, A2, A3 khi cho tác dụng với H2 có xúc tác Ni ở 50oC đều tạo thành 2-metylbutan. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên 3 anken đó và cho biết quan hệ đồng phân giữa chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 anken A1, A2, A3 khi cho tác dụng với H2 có xúc tác Ni ở 50oC đều tạo thành 2-metylbutan. Hãy xác định công thức cấu tạo, gọi tên 3 anken đó và cho biết quan hệ đồng phân giữa chúng.


Đáp án:

Công thức cấu tạo của A1 Công thức cấu tạo của A2 Công thức cấu tạo của A3
CH2=C(CH3)-CH2-CH3
2 - metylbut – 1 - en
CH3-C(CH3)=CH-CH3
2 - metylbut - 2 - en
CH2-C(CH3)-CH=CH2
3 - metylbut – 1 - en
A1, A2, A3 có cùng mạch C, chỉ khác vị trí nhóm chức C=C ⇒ đồng phân vị trí nhóm chức.

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau: a. Rửa lọ đựng anilin b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:

a. Rửa lọ đựng anilin

b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác


Đáp án:

a. Để rửa lọ đựng anilin trước tiên ta tráng lọ bằng dung dịch axit (ví dụ HCl) rồi rửa lại bằng nước khi đó anilin biến thành muối tan (C6H5NH3Cl) và sẽ bị rửa trôi theo nước.

b. Để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra cần xử lí bằng dung dịch có tính axit không độc như giấm ăn rồi rửa lại với nước sạch

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…