Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:
a. Rửa lọ đã đựng aniline
b. Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá, đặc biệt là của các mè do hỗn hợp một số amin (nhiều nhát là trimetylamin) và một số tạp chất khác gây nên.
a. Rửa lọ đã đựng anilin.
Cho vào lọ đựng anilin dung dịch HCl sau tráng bằng nước cất.
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
b. Khử mùi tanh của cá, ta cho vào một ít dấm CH3COOH các amin sẽ tạo muối với CH3COOH nên không còn tanh nữa.
(CH3)3N + CH3COOH → CH3COONH(CH3)3
Khi nung hỗn hợp gồm cát trắng và than cốc trong lò điện đến 3500o C, thì thu được một hợp chất chứa khoảng 70% Si và khoảng 30%C. Viết Phương trình hóa học của phản ứng đó biết rằng một trong các sản phẩm của phản ứng là cacbon monoxit.
SixCy
Ta có: x : y = % Si/28 : % C/12 = 70/28 : 30/12 = 1:1
Công thức của hợp chất tạo thành sau phản ứng là SiC
PTHH: SiO2 + 3C ---t0--> SiC + 2CO
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa?
nsaccarozo = 34,2:342 = 0,1 (mol)
C12H22O11 + H2O (H+ ) → C6H12O6+ C6H12O6
CH2OH-[CHOH]4CHO+ 2[Ag(NH3)2]OH (to) → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)
Số mol bạc nAg = 2nglucozo = 2nsaccarozo = 0,2 mol
=> Khối lượng bạc là: 0,2.108 = 21,6 (gam)
Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là?
nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)
Bỏa toàn electron: 2nSO2 = 2nCu
⇒ nSO2 = nCu = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
Hai thí dụ vật thể tự nhiên: Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: thân cây mía, khí quyển.
Hai thí dụ vật thể nhân tạo: Các vật thể nhân tạo được làm vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cốc thủy tinh, thau mủ.
Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.
Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?
a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.
b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.
d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).
b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).
c) Tốc độ phản ứng tăng.
d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB