Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng: a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích. b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:

a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.

b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.


Đáp án:

a) Phenol có tính axit mạnh hơn vì phenol phản ứng với dung dịch NaOH, etanol không phản ứng với dung dịch NaOH.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Vòng benzen hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử O giảm ⇒ liên kết –O-H phân cực mạnh ⇒ Phenol có tính axit tuy yếu. Trong khi đó nhóm -C2H5 của ancol etylic đẩy electron làm mật độ electron trên nguyên tử O tăng⇒ liên kết –O-H ít phân cực hơn.

b) Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen nhờ hiệu ứng liên hợp p-π (electron trên phân lớp p của nguyên tử O và liên kết π của vòng benzen) làm cho vị trí 2,4,6 (ortho, para) giàu electron, phản ứng thế ưu tiên tại các vị trí này. Trong khi đó nhóm -NO2 trong phân tử nitrobenzen hút electron làm cho vị trí 2. 4, 6 không còn giàu electron như trường hợp phenol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng? - Các nguyên tử các nguyên tố đều chứa 3 loại hạt cơ bản n, p ,e. - Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron. - Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học bằng nguyên tử khối của đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất. - Các electron trong lớp vỏ được sắp xếp theo các lớp từ bé đến lớn và trong một phân lớp thì các e sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất. - Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron. - Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học.

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Sau khi tổng hợp nitrobenzen bằng phản ứng giữa benzen và axit nitric đặc ( có axit sunfuric xúc tác ), loại bỏ axit dư và nước trong hỗn hợp phản ứng, thu được một hỗn hợp gồm benzen dư và nitrobenzen. Đem chưng cất phân đoạn hỗn hợp benzen dư và nitrobenzen. Cách làm đó có thu được sản phẩm không ? Có cách nào khác đơn giản hơn không ? Cho nhiệt độ sôi của các chất : benzen, nitrobenzen lần lượt bằng 80oC và 207oC
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi tổng hợp nitrobenzen bằng phản ứng giữa benzen và axit nitric đặc ( có axit sunfuric xúc tác ), loại bỏ axit dư và nước trong hỗn hợp phản ứng, thu được một hỗn hợp gồm benzen dư và nitrobenzen. Đem chưng cất phân đoạn hỗn hợp benzen dư và nitrobenzen. Cách làm đó có thu được sản phẩm không ? Có cách nào khác đơn giản hơn không ? Cho nhiệt độ sôi của các chất : benzen, nitrobenzen lần lượt bằng  và 



Đáp án:

Cách làm trên thu được sản phẩm nitrobenzen

Tuy nhiên, có thể tiến hành như sau : chưng cất thường để loại bỏ benzen dư, sau đó tiếp túc chưng cất thường thu lấy nitrobenzen.




Xem đáp án và giải thích
Đồng phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X, Y, Z đều có công thức phân tử là C3H6O2. Trong đó: X làm quì tím hóa đỏ. Y tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na kim loại. Z tác dụng được Na và cho được phản ứng tráng gương. Tổng số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X, Y, Z là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Dạng bài đếm số phát biểu về lý thuyết hóa hữu cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. (b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin. (c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng (d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…