Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau: a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.


Đáp án:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

3O2 + 4Al → 2Al2O3 ;

O3 + 2Al → Al2O3

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

H2O  +  CO   ---t0---> H2 + CO2

H2O2   +  CO   ---t0 thường---> H2O  + CO2

H2O và H2O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2 .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phương pháp điều chế nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường

Đáp án:
  • Câu A. Điện phân dung dịch AlCl3

  • Câu B. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.

  • Câu C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng

  • Câu D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?


Đáp án:

Trước hết phải tìm nhanh ra CTPT của E.

Ta có: mE = 1,18. 13,8 = 16,284 gam.

Có hiệu suất nên số mol glixerol phản ứng là: (13,8.0,735) : 92 = 0,11025 mol

(số mol E luôn bằng số mol glixerol phản ứng ).

=> M(E) = 16,284 : nE = 16,284 : 0,11025 = 148

Vậy CTPT của E là: C5H8O5.

- TH1: E là este 2 lần axit HCOOH của glixerol ( còn 1 nhóm -OH ancol).

Gọi gốc HCOO- là 1; HO- là 0 và C3H5- là gốc R thì ta có 2 CTCT thỏa mãn là: R-101 và R-110.

- TH2: E là este 1 lần axit C3H6O2 và còn 2 nhóm HO-

Tương tự, gọi gốc axit là 1, HO- là 0 và C3H5 là R ta có các CTCT là: R-100 và R-010.

Như vậy, tổng tất cả có 4 CTCT thỏa mãn phù hợp với E.

Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 3,00 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 3,00 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 đặc --> 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:  S + 2H2SO4 đặc -t0-> 3SO2 + 2H2O  Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là bao nhiêu?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…