Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:

Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:

2H2O       --đp--> 2H2  + O2

  Điền những số liệu thích hợp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2mol ……mol ……mol
b) ……mol ……..g 16g
c)…….mol 10g ……g
d) 45g ……….g ……g
e) ……g 8,96lit(đktc) …….lit(đktc)
f) 66,6g ………g ………lit(đktc)

Đáp án:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2 mol 2 mol 1 mol
b) 1 mol 2 g 16g
c)5 mol 10g 80 g
d) 45 g 5 g 40 g
e) 7,2 g 8,96lit(đktc) 4,48 lit(đktc)
f) 66,6g 7,4g 41,44 lit(đktc)

Cách tính:

a) Theo tỉ lệ phương trình: nH2O = 2 mol ⇒ nH2 = 2 mol; nO2 = 1.2/2 = 1 mol

b) nO2 = 16/32 = 0,5 mol ⇒ nH2O = nH2 = 2.nO2 = 2. 0,5 = 1 mol; mH2 = 1.2 = 2g

c) nH2 = 10/2 = 5 mol ⇒nH2O = nH2 = 5mol ; nO2 = 5.1/2 = 2,5 mol ⇒mO2 = 32. 2,5 = 80g

d) nH2O = 45/18 = 2,5 mol ⇒ nH2 = 2,5 mol ⇒ mH2 = 2,5. 2 = 5g

nO2 = 2,5.1/2 = 1,25 mol ⇒mO2 = 32. 1,25 = 40g

e) nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol ⇒ nH2O = 0,4 mol ⇒ mH2O = = 0,4 .18 = 7,2 g

nO2 = 0,4.1/2 = 0,2 mol ⇒ VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 l

f) nH2O = 66,6/18 = 3,7 mol ⇒ nH2 = 3,7 mol ⇒ mH2 = 3,7 .2 = 7,4 g

nO2 = 3,7.1/2 = 1,85 mol ⇒ VO2 = 41,44 lít

 

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc , thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là gì?


Đáp án:

2R-OH → R2O + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mancol = mete + mH2O = 7,8g

nancol = 2nH2O = 0,2 mol ⇒ Mancol = 7,8 : 0,2 = 39 ⇒ R = 22 ⇒ -CH3 (15) và –C2H5 (29)

⇒ CH3OH và C2H5OH

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.


Đáp án:

- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

Xem đáp án và giải thích
Tính acid - baso
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự nào?

Đáp án:
  • Câu A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.

  • Câu B. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.

  • Câu C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.

  • Câu D. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…