Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sô nơtron, sô electron và số khối của các nguyên tử sau đây :
có Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 11, số khối bằng 23, số nơtron bằng 12.
có Z=6, số khối A= 13, số nơtron = 7
có Z=9, số khối A= 19, số nơtron = 10
có Z=17, số khối A= 35, số nơtron = 18
có Z=20, số khối A= 44, số nơtron = 24
Hỗn hợp khí A chứa propan và một amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít oxi rồi đốt. Sau phản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của amin trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít.
nH2O+H2SO4→H2SO4.nH2O
NaOH+CO2→Na2CO3+H2O
Thể tích hơi nước : 43 - 21 =22 (lít)
Thể tích CO2: 21 - 7 = 14 (lít)
Để tạo ra 22 lít hơi nước cần 11 lít O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2)
Để tạo ra 14 lít CO2 cần 14 lít O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2) Thể tích O2 đã tham gia phản ứng là: 14 + 11 = 25 (lít)
Thể tích O2 còn dư : 30- 25 = 5 (lít)
Thể tích N2 : 7 - 5 = 2 (lít)
Thể tích CxHyN = 2.VN2 = 4 (lít)
Thể tích C3H8 = 6-4 = 2 (lít)
Khi đốt 2 lít C3H8 thu được 6 lít CO2và 8 lít hơi nước. Vậy khi đốt 4 lít CxHyN thu được 14-6 = 8 (lít) CO2 và 22 - 8 = 14 (lít) hơi nước.
Công thức phân tử của amin là C2H7N.
Các công thức cấu tạo : CH3 - CH2 - NH2 (etylamin) ; CH3 - NH - CH3 (đimetylamin)
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol
Số mol CO2: nCO2 = nCaCO3 = 1 mol
Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5mol
Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5
K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3
CO2 + NaOH → NaHCO3
x x x
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
y 3y y
Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3
Theo bài ra ta có hệ
x + y = 1
x + 2y = 1.5 => x = 0,5, y = 0,5
Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)
Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)
Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc:
a) CO2 b) CH4; c) O2 d) N2; e) Cl2.
5,6 lit khí ở đktc có số mol: n = 5,6/22,4 = 0,25(mol)
Để thể tích các khí đều bằng nhau là 5,6l (đktc) thì chúng có khối lượng:
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)
mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)
mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)
mN2 = nN2.MN2 = 0,25.28 = 7(g)
mCl2 = nNCl2.MCl2 = 0,25.71 = 17,75(g)
Nung 33,4 gam hỗn hợp Al, Fe và Cu trong không khí, thu được m gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 800 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
Ta có: nO = nH2O = nH2SO4 = 0,8 mol
=> mX = mKL + mO = 46,2g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB