Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?


Đáp án:

nCO2 = 0,015 mol; nOH- = 0,04 mol

nOH- : nCO2 > 2 => Chỉ tạo muối CO32-

nCO32- = nCO2 = 0,015

nOH- dư = nOH- - nOH- pư = 0,04 – 2.0,015 = 0,01

mc/rắn = mCO32- + mK+ + mNa+ + nOH- dư = 0,015.60 + 0,02.39 + 0,02.23 + 0,01.17 = 2,31g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Do phản ứng tạo H2 => X không chứa NO3-

nH2 = x mol

=> m hh khí = 2x : (15/9) . 100 = 72x (g)

BTNT “H”: nH2O = nH2SO4 – nH2 = 0,33 – x (mol)

BTKL: mKL + mKNO3 + mH2SO4 = m muối + m hh khí + mH2O

=> 11,2 + 0,12.101 + 0,33.98 = 11,2 + 0,12.39 + 0,33.96 + 72x + 18(x – 0,33)

=> x = 0,04 mol

=> m hỗn hợp khí = 72x = 2,88 gam

BTKL: m dd sau pư = mKL + m dd (KNO3 + H2SO4) – m khí = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32 gam

Đặt nCu = a; nMg = b; nFe2+ = c; nFe3+ = d

BTĐT: 2nCu2+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nSO42- - nK+

Hay 2a + 2b + 2c + 3d = 2.0,33 – 0,12 = 0,54 (1)

Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được oxit kim loại:

mO(oxit) = m oxit – mKL = 16 – 11,2 = 4,8 gam

=> nO(oxit) = 0,3 mol

BTe cho quá trình từ KL tạo thành oxit kim loại: 2nCu + 2nMg + 3nFe = 2nO

=> 2a + 2b + 3c + 3d = 2.0,3 = 0,6 (2)

Lấy (2) – (1) thu được c = 0,06 mol

=> nFeSO4 = c = 0,06 mol

=> C% FeSO4 = 4,378% gần nhất với giá trị 4,38%

Xem đáp án và giải thích
a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng: NaOH HCl H2SO4 CuSO4 HCl Ba(OH)2 b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:

  NaOH HCl H2SO4
CuSO4      
HCl      
Ba(OH)2      

b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).


Đáp án:

a)

NaOH HCl H2SO4
CuSO4 x o o
HCl x o o
Ba(OH)2 o x x

b) Phương trình phản ứng:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2 SO4

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2 O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập so sánh lực bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:


Đáp án:
  • Câu A. (4), (1), (5), (2), (3)

  • Câu B. (3), (1), (5), (2), (4)

  • Câu C. (4), (2), (3), (1), (5)

  • Câu D. (4), (2), (5), (1), (3)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao. a) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2? b) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao.

a) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2?

b) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6?


Đáp án:

a) Trong hợp chất cộng hóa trị của các nguyên tố nhóm oxi với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, cặp electron chung lệch về phía các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, theo quy ước sẽ là nguyên tử mang một phần điện tích âm vì vậy có số oxi hóa âm. (-2).

b) Trong hợp chất cộng hóa trị của các nguyên tố S, Se, Te với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, cặp electron chung lệch về phía nguyên tố có độ âm điện lớn hơn vì vậy S, Se, Te có số oxi hóa dương. Vì S, Se, Te có phân lớp d, ở trạng thái kích thích S, Se, Te có thể có 4 hoặc 6 electron độc thân tham gia liên kết nên S, Se, Te có số oxi hóa +4, +6.

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi của NaOH là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên gọi của NaOH là gì?


Đáp án:

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Na là kim loại có một hóa trị ⇒ tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…