Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quá trình tiến hành.
Bỏ muối ăn và cát vào cốc nước do muối ăn tan trong nước còn cát không tan nên khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dung dịch muối ăn trong suốt.Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. ⇒ Tách được muối và cát.
Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là ?
Giả sử cao su có dạng:
(C4H6)m(C8H8)n + (5,5m+10n) O2 → (4m+8n) CO2 + (3m+4n) H2O
1 mol 5,5m + 10n 4m + 8n 3m + 4n
=> nN2 = 4nO2 pứ = 22m + 40n
Khí sau phản ứng gồm : (22m + 40n) mol N2; (4m + 8n) mol CO2; (3m + 4n) mol H2O
Có %VN2 = 76,36% => (22m + 40n)/(29m + 52n) = 0,7636
=> m : n = 2 : 1
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân
ne = (I.t)/F = 0,2 mol
nCl- = nNaCl = 0,12 mol
2Cl- → Cl2 + 2e
0,12 0,06 0,12
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
0,02 0,08
→ n khí tổng = 0,08 mol
→ V = 1,792 lít
Biết rằng 3g khí hidro tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mPb =(mPbO2 + mH2) – mH2O= ( 179,25 + 3) – 27 = 155,25 (g)
Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là gì?
Gọi công thức phân tử là: CxHyOz
Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O
⇒ 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5
⇒ nO(X) = 1 mol = nX ⇒ Trong X có 1 nguyên tử oxi
CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)
⇒ x = 4 ; y = 10 ⇒ CTPT: C4H10O
Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.
Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet