Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Tìm V?
nCO32- = 0,15 mol ; nHCO3- = 0,1 mol ; nH+ = 0,2 mol
Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên phản ứng xảy ra theo trình tự
Sau phản ứng (1) nH+ còn: 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) nên HCO3- dư.
⇒ VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0 ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00M, đun nóng nhẹ.
a. Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn?
b. Tính thể tích khí (đktc) thu được?
a) 2NaOH + (NH4)2SO4 → 2NH3↑ + Na2SO4 + 2H2O
NH4+ + OH- → 2NH3↑ + H2O
b) n(NH4)2SO4 = 0,15. 1 = 0,15 mol
Theo phương trình: nNH3 = 2. n(NH4)2SO4 = 0,15. 2 = 0,3 mol
VNH3 = 0,3. 22,4 = 6,72 lít
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là x, y (trong 100 ml dung dịch A)
A + HCl : C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)
Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295 : 129,5 = 0,01 (mol)
A + dd Br2:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr (2)
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr (3)
Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:
nHBr = (300 x 3,2%) : 160 = 0,06 (mol) => 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol
CM anilin = CM phenol = 0,01 : 0,1 = 0,1 M
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
nFe3O4 = 0,01 mol.
nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.
nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.
mFe = 0,03.56 = 1,68g.
mO2 = 0,02.32 = 0,64g.
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.
mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.
Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử
M – ne → Mn+
Bởi vì:
Nguyên tử kim loại có số electron hóa trị ít 1,2,3 electron.
Trong cùng một chu kỳ bán kính nguyên tử kim loại lớn, điện tích hạt nhân nhỏ.
Năng lượng ion hóa nguyên tử kim loại nhỏ.
Vì vậy lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hóa trị của kim loại là yếu nên chúng dễ tách ra khỏi nguyên tử. Kim loại thể hiện tính khử.
Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.
Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và tính oxi hóa.
Tính khử: C+ O2 --t0--> CO2
Tính oxi hóa: C + H2 --t0--> CH4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB